Đông An nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế
- Cập nhật: Thứ sáu, 12/9/2014 | 8:58:27 AM
YBĐT - Xã Đông An nằm ở phía bắc huyện Văn Yên (Yên Bái) với gần 1.500 hộ dân sinh sống ở 17 thôn, bản. Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân (UBND) xã đã tích cực, chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Gia đình ông Trần Xuân Cư - thôn Chèm, xã Đông An có thu nhập cao nhờ mô hình nuôi trâu bán công nghiệp.
|
Theo báo cáo thống kê, trong năm 2013, tổng sản lượng lương thực cây có hạt của xã đạt hơn 2.000 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 358kg; bình quân thu nhập đạt 19 triệu đồng/người; tổng diện tích cây trồng hàng năm 1.246/1.259ha, đạt 99% kế hoạch. Toàn xã hiện có 2 hợp tác xã (HTX), 3 doanh nghiệp tư nhân và 1 quỹ tín dụng nhân dân. Các doanh nghiệp, HTX hoạt động tốt, thu hút được nhiều lao động tại chỗ, hàng năm đóng thuế cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng, điển hình như HTX Hương Quế, HTX Tiến Lý, Doanh nghiệp Đông Yến. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất, sơ chế gỗ rừng trồng, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất gạch bê tông trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả.
Vài năm trở lại đây, xã phát triển có hiệu quả mô hình nuôi trâu bán công nghiệp. Ông Trần Mạnh Thắng - Trưởng thôn Chèm cho biết: "Trước đây, thôn chúng tôi khó khăn lắm. Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chính sách đưa giống cỏ VA06 về địa phương, các hộ dân trong thôn bắt đầu nhân rộng mô hình nuôi trâu bán công nghiệp. Cho đến giờ, kinh tế của người dân đã ổn định hơn trước rất nhiều. Toàn thôn có 86 hộ, 365 khẩu, trong đó 50 hộ nuôi trâu và 17 hộ nuôi từ 3 con trở lên. Hiện tại, tỉ lệ hộ nghèo của thôn chỉ còn 4 hộ, thu nhập bình quân trên 20 triệu đồng/năm".
Là một hộ có thu nhập cao nhờ nuôi trâu bán công nghiệp, ông Trần Xuân Cư ở thôn Chèm chia sẻ: "Gia đình tôi nuôi trâu từ lâu rồi. Hiện tại, nhà có 13 con trâu nuôi theo hình thức bán công nghiệp. So với cách nuôi trâu chăn thả ngày trước, nuôi thế này vừa nhàn hơn lại tiết kiệm hơn. Trung bình cứ 14 tháng lại sinh được một con nghé; nghé đực thì bán, nghé cái giữ lại làm giống. Đến giờ, kinh tế gia đình tôi đã khá hơn trước rất nhiều, tổng thu nhập từ nuôi trâu ước đạt vài chục triệu đồng một năm".
Bên cạnh đó, các dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ hàng hóa cũng được phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. Các đội xây dựng tư nhân được duy trì, tạo việc làm cho một số lao động trong lúc nông nhàn.
Đồng chí Hoàng Mạnh Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Đông An cho biết: "Trong thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo sự ổn định giữa các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, luân canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và công nghệ chế biến. Đồng thời là tăng cường đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn, bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo đảm tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, HTX kinh tế trang trại phát triển".
Phạm Ngọc
Các tin khác
Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục xem xét cấp giấy phép nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam trong thời gian tới.
YBĐT - Ngày 11/9, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị triển khai hướng dẫn công tác lập Kế hoạch KT - XH năm 2015; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016 - 2020 và tập huấn Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu.
YBĐT - Thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình và đạt những kết quả đáng khích lệ.
YBĐT - Theo thống kê của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Yên (Yên Bái), doanh thu 6 tháng đầu năm của các HTX đạt 4.419 triệu đồng và ước thực hiện cả năm đạt 8.838 triệu đồng, tăng 3,8% so với năm trước; thu nhập bình quân của thành viên lao động thường xuyên trong HTX năm 2014 ước đạt 18 triệu đồng.