Cựu binh chủ trại chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/10/2014 | 3:18:28 PM

YBĐT - Ông Phạm Hữu Chanh, thôn 3, xã Tân Thịnh (Văn Chấn) được người dân địa phương biết đến không chỉ với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh gương mẫu, nhiệt tình trong công tác hội mà còn là người đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình. Trang trại của gia đình ông luôn có hàng nghìn cặp thỏ, hàng trăm con gà thương phẩm kết hợp với thả cá trắm, trôi, chép... mỗi năm thu về gần 200 triệu đồng tiền lãi.

Ông Phạm Hữu Chanh hướng dẫn cách nuôi thỏ cho người dân địa phương
Ông Phạm Hữu Chanh hướng dẫn cách nuôi thỏ cho người dân địa phương

Chúng tôi đến đúng lúc cựu chiến binh Phạm Hữu Chanh đang đón xe để  chuyển lô thỏ thịt cho các bạn hàng. Chiếc xe khách chạy tuyến Yên Bái - Trạm Tấu vừa dừng, ông đã thoăn thoắt đưa những chiếc lồng nhựa (dụng cụ nhốt thỏ) lên cho phụ xe xếp vào khoang hàng hóa. "Chút xíu nữa là không gặp được nhà báo vì tôi chuẩn bị đi lấy lá cho thỏ ở thôn 7 cách đây khoảng 10km" - ông nói: Câu chuyện nuôi thỏ được ông kể khá chi tiết khi chúng tôi đi thăm trang trại nuôi thỏ của gia đình.

Rời quân ngũ trở về địa phương vào đầu năm 1983, khi đó, hoàn cảnh gia đình ông rất khó khăn, thiếu đói, đã có lúc phải lấy đao, báng, đào củ mài ăn thay lương thực. Năm 1986, ông lấy vợ, hai bên gia đình cho được mấy sào ruộng nhưng do đất cằn cỗi nên vợ chồng ông làm chẳng đủ ăn. Năm 1987, ông Chanh để vợ ở nhà làm ruộng, còn mình theo nghề thợ xẻ, lên rừng đốn gỗ về bán. Năm 1994, Nhà nước cấm khai thác rừng, ông Chanh thất nghiệp.

Có chút vốn từ xẻ gỗ thuê, vợ chồng ông khai phá đất hoang trồng cây giống và cây lấy gỗ. Năm 1997, ông tiếp tục khai khẩn đất hoang trồng thêm cây cam, quýt và khu đất trũng đào ao thả cá. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, năm 2000, ông tiếp tục xây chuồng trại nuôi gà và ngan Pháp, có thời điểm lên tới hàng nghìn con. Từ chăn nuôi gà thương phẩm, đến nay, gia đình ông đã chuyển đổi sang ấp trứng giống gà, ngan, ngỗng các loại. Mỗi tháng, gia đình ông nhập khoảng 300 trứng giống, khi gà được 1 tháng tuổi, đạt trọng lượng khoảng 0,5kg bán với giá từ 100.000 - 110.000 đồng/kg. Ngoài bán gà thương phẩm, ông còn cung cấp con giống cho nhiều hộ khác trong và ngoài xã. Sau nhiều năm chăn nuôi, thu nhập của gia đình ông tăng dần qua các năm.

Sau khi đi thăm quan nhiều nơi, thấy cơ hội làm ăn đến, ông tiếp tục đầu tư nuôi thêm thỏ. Ông mua 5 con thỏ cái và 1 con thỏ đực New Zealand. Để không thất bại, ông tìm mua sách, báo và đến các trang trại trong, ngoài tỉnh học hỏi kỹ thuật nuôi thỏ. "Nuôi con gì, trồng cây gì cũng phải có kiến thức, kinh nghiệm thì mới thành công" - ông Chanh cho hay. Từ 5 con giống ban đầu, thỏ sinh sản tốt, có thời điểm lên tới gần 1.500 con và hiện nay có 100 con thỏ mẹ, mỗi lứa sinh sản khoảng 400 thỏ con. Mỗi năm, ông xuất 2 - 3 lứa thỏ thương phẩm và hàng nghìn cặp thỏ giống, thu nhập từ trang trại đạt trên 200 triệu đồng tiền lãi. Mô hình nuôi thỏ của gia đình ông được Hiệp hội Thỏ đánh giá là mô hình lớn nhất huyện và việc lồng ghép các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nói về những dự định trong tương lai, ông hào hứng: "Mình sẽ duy trì các hình thức chăn nuôi đã có và đã thành công trong thời gian qua đồng thời dự định sẽ nuôi một trang trại bò khoảng 20 con. Bảo đảm cho đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình sẽ phải trồng thêm 1.000m2 cỏ lai Xum - bô, 1.000m2 cỏ Ghi nê làm mô hình tạo thức ăn tự nhiên phục vụ chăn nuôi; xây dựng chuồng trại chăn nuôi khoảng 20 con bò theo mô hình công nghiệp sinh học và làm một nhà xưởng 100m2 để thu mua, cung tiêu sản phẩm thỏ cho bà con". Có kinh nghiệm, ông Chanh còn thường xuyên đến các hộ hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ, cá... nên nhiều gia đình trong xã đã có của ăn, của để.

Nhiều năm liền, ông Phạm Hữu Chanh được Hội Cựu chiến binh huyện Văn Chấn công nhận là hội viên tiêu biểu, có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Ông là một tấm gương sáng trong vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi và đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ông vinh dự hai lần liên tục được bình chọn là hội viên tiêu biểu đi dự Đại hội Thi đua "Cựu binh gương mẫu" giai đoạn 2004 - 2009 và giai đoạn 2009  - 2014 của tỉnh Yên Bái.

 Quang Thiều

Các tin khác
Nhân viên thú y tiêm vắcxin phòng ngừa bệnh Tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, tai xanh trên đàn lợn ở Hưng Yên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt dự án “Giám sát và xác định đặc tính virus cúm có nguy cơ gây ra đại dịch toàn cầu” (OSRO/INT/001/USA), giai đoạn hai do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ.

Đến hết tháng 9/2014, đã tiết kiệm được 2,057 tỷ kWh điện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 9 tháng năm 2014, cả nước ước thực hiện tiết kiệm được 2,057 tỷ kWh, bằng 2,19% sản lượng điện thương phẩm.

Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gắn biển Công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô.

Sáng 9-10, UBND TP Hà Nội, BQL Hạ tầng Tả ngạn đã tổ chức thông xe kỹ thuật Dự án đường 5 kéo dài và gắn biển Công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đến dự.

Tác phẩm điêu khắc từ đá Lục Yên.

YBĐT - Lục Yên - nơi được coi là "thủ phủ" của những loại đá quý hiếm ở Yên Bái cũng như trong nước. Nhìn đá mỹ nghệ, đá cảnh, đá trang sức, tranh đá màu bày bán ở ngã ba xã Khánh Hòa, tuyến quốc lộ 70 hay trong những cửa hiệu ở thị trấn Yên Thế, nhiều người ao ước được sở hữu một trong số những mặt hàng này. Giá cả các loại hàng hóa này đắt có, rẻ có.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục