119 doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành tái cơ cấu

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/11/2014 | 1:46:35 PM

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong 10 tháng đầu năm đã tiến hành tái cơ cấu 119 doanh, trong đó nghiệp cổ phần hóa 100 doanh nghiệp, thoái vốn trên 3.500 tỷ đồng gấp 3,6 lần so với năm 2013.

Đại biểu Trần Du Lịch phát biểu tại phiên thảo luận sáng 17/11/2014.
Đại biểu Trần Du Lịch phát biểu tại phiên thảo luận sáng 17/11/2014.

Sáng nay (17/11/2014), trước khi tiến hành các phiên chất vấn các thành viên Chính phủ (từ 17 - 19/11/2014), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.

Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát

Về  lĩnh vực tài chính, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu: Về đảm bảo an toàn nợ công, nợ chính phủ: Đến cuối năm 2013, nợ công là 54,2%GDP. Dự kiến đến cuối năm 2014 nợ công là 60,3%GDP nằm trong giới hạn cho phép. Thời gian tới Chính phủ sẽ quản lý chặt chẽ nợ công, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, cơ cấu lại nợ công theo hướng vay dài hạn hơn lãi suất thấp hơn. Phấn đấu đến năm 2020 nợ công 60,2%GDP.

Chính phủ đã chỉ đạo thu ngân sách nhà nước (NSNN), thuế hải quan, tăng cường kê khai thuế, giải quyết hồ sơ, tham gia cơ chế 1 cửa ASEAN, phấn đấu thời gian thông quan còn 14 ngày đối với hàng xuất khẩu, 13 ngày với hàng nhập khẩu.Thực hiện cắt giảm tối đa các khoản chi, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên, sử dụng toàn bộ bội chi ngân sách cho đầu tư phát triển.

Đã tiến hành tái cơ cấu 119 doanh nghiệp nhà nước

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: T rong 10 tháng đầu năm 2014 đã tiến hành tái cơ cấu 119 doanh nghiệp, trong đó đã cổ phần hóa 100 doanh nghiệp, đã thoái vốn đầu tư trên 3.500 tỷ đồng, gấp hơn 3,6 lần so với 2013.

Cũng theo báo cáo được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn có lãi; vốn chủ sở hữu được bảo toàn và phát triển.

Trong thời gian tới Chính phủ sẽ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, tiếp tục tái cơ cấu tập trung vào cổ phần hóa ,thoái vốn ngoài ngành, nâng cao năng lực quản trị; tăng cường kiểm tra,thanh tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp nhà nước, kịp thời xử lý những việc phát sinh. Dự kiến đến cuối 2015, hoàn thành cổ phần hóa 432 doanh nghiệp.

Chính phủ cần chi tiết để người dân hiểu nợ công, nợ xấu trong mức an toàn

Thảo luận về Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp. HCM) đã đánh giá cao cố gắng của Chính phủ trong việc chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, theo đại biểu hiện vấn đề này vẫn rất nhức nhối.

Người nông dân nghèo còn mua phải phân bón giả; ăn uống cảm thấy không an toàn; có bệnh thì mua phải thuốc giả…. Người dân còn cảm thấy không an toàn trong cuộc sống, đó là món nợ còn sợ hơn cả nợ công, nợ xấu, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định.

Về vấn đề nợ xấu và nợ công, đại biểu Trần Hoàng Ngân tin tưởng những báo cáo của Chính phủ nhưng có đề nghị trong phiên báo cáo tới đây của Thủ tướng Chính phủ nên trình bày chi tiết để người dân hiểu rằng nợ xấu về mức an toàn và nợ công trong mức an toàn, để người dân yên tâm.

Là người phát biểu đầu tiên trong phiên thảo luận, đại biểu Phạm Đức Châu đoàn Quảng Trị nhận xét: Thứ Bảy vừa qua các đại biểu mới nhận được báo cáo tổng hợp và hôm nay mới nhận được báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo lên đến 107 trang nhưng thời gian quá gấp nên để phân tích kỹ và đối chiếu số liệu là rất khó khăn.

Đi vào vấn đề chính, đại biểu Phạm Đức Châu đánh giá cao những việc Chính phủ đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đại biểu Châu nêu một số kiến nghị với Chính phủ : Thứ nhất, đ ề nghị Chính phủ thống kê được những việc đã làm, nhưng phải đi sâu vào việc nhấn mạnh những việc đã làm trong đó có những chương trình, mục tiêu dự án và đánh giá sâu hơn. Còn những việc xảy ra rồi Chính phủ phải đánh giá rà soát ví dụ: Những vụ sập cầu sập, mỏ đá… những cái này đã có quy định nhưng tại sao cứ mỗi vụ việc xảy ra Chính phủ lại phải chỉ đạo rà soát lại, phải chăng việc kiểm tra và giám sát trước đó không hiệu quả?

Thứ hai, Chính phủ cần tập trung đánh giá kết quả chương trình mục tiêu dự án nhất là dự án nông nghiệp nông thôn vùng sâu vùng xa và phải quy trách nhiệm cụ thể với; Thứ ba, c ác bộ ngành cần thận trọng khi đưa ra quyết định rồi lại sửa; Thứ tư, g iải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai mặc dù có luật và văn bản quy định nhưng thực tế thì lại rất khác chẳng hạn như việc đến bù giải phóng mặt bằng.

Còn những vẫn đề trong tái cơ cấu nông nghiệp

Đại biểu Trần Du Lịch (Tp. Hồ Chí Minh) đồng tình với Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Nếu xét về các hạn chế trong điều hành của Chính phủ, đại biểu quan tâm đến 2 việc:  Tất cả các giải pháp Chính phủ làm tính đồng bộ, phối hợp thiếu. Điển hình như trong vấn đề nông nghiệp để xử lý vấn đề chúng ta nêu không chỉ có mỗi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng không thể tập trung mỗi vấn đề tăng trưởng tín dụng đối với tín dụng cho nông thôn;

Về đóng góp ý kiến, Đại biểu Trần Du Lịch xin đóng góp 1 nội dung vấn đề về nông nghiệp và bài toán nông nghiệp: Tôi nhận thức rằng, lợi thế tự nhiên của Việt Nam lớn nhất là lợi thế nông nghiệp (bao gồm ngư nghiệp, bao gồm kinh tế biển), nhưng chúng ta chưa đặt bài toán phát triển này một cách tổng thể. Tôi hoan nghênh Bộ trưởng Bộ NNPTNN đưa ra chương trình tái cấu trúc với 12 nhóm vấn đề nhưng chỉ Bộ NNPTNN làm như vậy không giải quyết được tình hình. Chúng ta không giải quyết được vấn đề được mùa mất giá, được giá mất mùa.... Giải quyết bài toán trong kinh tế thị trường: Sản xuất cái gì (chúng ta nói rất hay); Sản xuất bằng cách nào( không giải được); Sản xuất bán cho ai (không giải được).

Đại biểu Trần Du Lịch đã đưa ra những kiến nghị:  Để giải bài toán mỗi năm chúng ta cần 6 triệu tấn ngô để chăn nuôi, nhưng chủ yếu phải nhập do giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá nhập khẩu. Chúng ta đã không quan tâm đến phương thức sản xuất. Nếu không thay đổi phương thức sản xuất chúng ta không thể đưa công nghệ, vốn, tín dụng, không giảm giá thành không thể giải quyết bài toán. Vấn đề ở đây là tổ chức phương thức sản xuất.

Về ngư nghiệp, đại biểu Trần Du Lịch nêu: Chúng ta đã quy hoạch 5 trung tâm hậu cần nghề cá, tôi đề nghị chúng ta xây dựng ngay 1 trung tâm hậu cần làm nhiệm vụ tổng hợp, trong đó có hướng dẫn đào tạo ngư nhân bằng nguồn tiền từ bán khách sạn ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội...

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Giống như nhiều hộ dân ở xã Hát Lừu, gia đình chị Lò Thị Nhọt ở thôn Hát 1 đã cất trữ được nhiều rơm khô cho trâu trong mùa đông.

YBĐT - Mùa đông đã về nơi non cao Hát Lừu (Trạm Tấu). Thời tiết vùng cao luôn khắc nghiệt, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất, trong đó việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm lớn nhất của đồng bào nơi đây.

Tại cuộc họp báo mới đây, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết cục này và Tập đoàn điện lực VN (EVN) đã trao đổi một số phương án điều chỉnh giá điện trong năm 2015.

Sáng 15-11, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lễ công bố Vùng nước cảng biển Trường Sa và quyết định của Cục trưởng Cục Hàng hải về việc thành lập đại diện Cảng vụ Hàng hải Nha Trang tại huyện đảo Trường Sa.

Ông Trần Đắc Sinh (thứ 2 từ phải sang), Chủ tịch Hội đồng quản trị HOSE kiểm tra các thùng phiếu trước khi nhập lệnh đấu giá.

Ngày 14/11, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục