Mùa ngô ở Khao Mang

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/12/2014 | 2:53:51 PM

YBĐT - Nhằm tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã chuyển đổi toàn bộ diện tích lúa nương năng suất thấp sang trồng ngô. Chủ trương này đã được đông đảo bà con xã Khao Mang đồng tình hưởng ứng.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải và cán bộ xã Khao Mang kiểm tra diện tích ngô trồng trên đất lúa nương.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải và cán bộ xã Khao Mang kiểm tra diện tích ngô trồng trên đất lúa nương.

Vụ ngô xuân hè năm 2014 của xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải vừa kết thúc. Niềm vui được mùa hiện rõ trên từng nét mặt của bà con nơi đây, đến nhà nào cũng thấy những bao ngô, bao thóc chất đầy và ấn tượng hơn cả là hàng ngô lai vàng ruộm treo trên vách. Nhờ trồng ngô, nhiều hộ dân đang có niềm tin thoát nghèo vững chắc.

Đã hơn 2 năm trồng ngô thay thế các diện tích lúa nương năng suất thấp, ông Giàng A Sình ở bản Nả Dề Thàng cho biết: "Những năm trước đây, người dân chúng tôi chỉ biết trồng lúa nương và chủ yếu trồng một vụ với phương thức canh tác lạc hậu, do vậy, vất vả quanh năm mà vẫn đói triền miên. Từ khi được cán bộ xã, trưởng bản tuyên truyền, chuyển đổi lúa nương năng suất thấp sang trồng ngô và chúng tôi đã làm theo.

Nhờ hiệu quả từ cây ngô mang lại, gia đình tôi và nhân dân trong bản đã từng bước xóa đói, giảm nghèo". Là hộ tiêu biểu chuyển đổi diện tích lúa nương năng suất kém sang trồng ngô, ông Lý Cáng Dờ ở bản Túa Mả Pán cho biết: "Khi cán bộ xã đến vận động, tôi cũng không tin tưởng lắm. Mặc dù tổng diện tích của gia đình có tới gần 6ha song đất canh tác chỉ có 2ha. Địa hình dốc, trước đây, gia đình chủ yếu trồng lúa nương, chỉ có vài trăm mét vuông sản xuất lúa nước nhưng cũng chỉ được một vụ. Nhà có tới 7 nhân khẩu nên năm nào cũng phải nhận trợ cấp gạo cứu đói. Vậy mà, năm đầu tiên chuyển đổi những diện tích lúa nương sang trồng ngô, tập trung làm hai vụ nên đã giải quyết dứt điểm cái đói lúc giáp hạt. Với 2ha ngô đồi, vụ đầu tiên gia đình thu về 8 tấn ngô, bán được gần 60 triệu đồng. Tôi không bao giờ dám nghĩ đến số tiền lớn thế".

Nhờ trồng ngô, nhiều hộ dân huyện Mù Cang Chải đã vươn lên thoát nghèo.

Bản Háng B, la, Ha A cách trung tâm 8km, có 116 hộ dân. Đây là bản khó khăn của xã do ruộng nước ít lại chỉ canh tác được 1 vụ, do vậy, tỷ lệ hộ nghèo  chiếm trên 70%. Thực hiện chủ trương của huyện, xã đã chỉ đạo nhân dân đưa cây ngô vào gieo trồng trên đất nương rẫy. Nhờ tích cực vận động, tuyên truyền, người dân đã hiểu được lợi ích trồng ngô cũng như cách chăm sóc, thu hoạch nên tỷ lệ hộ nghèo trong bản chỉ còn trên 60%. Vụ ngô vừa rồi, cả bản đưa vào gieo trồng 15ha ngô trên đất nương rẫy. Với nhiều gia đình nơi đây, ngô bây giờ không chỉ là nguồn lương thực mỗi khi giáp hạt mà đã trở thành hàng hóa.

Trưởng bản Lù A Phủ không giấu được niềm vui: "Bản mình nay khác rồi, từ khi đưa cây ngô vào thay thế diện tích lúa nương, nhiều gia đình đã mua được xe máy và ti vi nữa. Mình không biết năng suất bao nhiêu tạ trên một héc-ta nhưng chỉ biết cây ngô trồng trên đất lúa nương nó thích lắm, cho nhiều bắp to như cái chai coca-cola. Cán bộ về điều tra, thống kê bảo, năng suất đạt khoảng 40tạ/ha".

“Khi nhận chủ trương của huyện về chuyển đổi diện tích lúa nương sang trồng ngô, xã cũng rất phân vân bởi địa hình chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn nên việc canh tác không dễ dàng. Hơn nữa, sẽ rất khó khăn trong việc thay đổi tập quán canh tác của người dân. Quyết làm, năm đầu tiên, xã chuyển đổi thành công 50,3ha diện tích lúa nương sang trồng ngô, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói đứt bữa lúc giáp hạt. Vụ ngô xuân hè năm 2013, xã chuyển đổi tiếp 40ha và vụ xuân hè năm 2014 thêm 150ha” - đồng chí Giàng A Vàng - Chủ tịch UBND xã cho hay.

Vụ ngô xuân hè năm 2014 ở Khao Mang nói riêng và ở Mù Cang Chải nói chung không những được mùa mà còn được giá. Nếu ngô hạt khô năm 2013 có giá 6.000 đồng/kg thì nay đã đạt 7.000 đồng/kg. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng ngô để chế biến thức ăn chăn nuôi nhiều thương lái đã đánh ô tô vào tận các xã để thu mua. Ngô đã trở thành cây nông nghiệp chủ lực thay thế cho lúa, sắn kém hiệu quả. Việc chuyển đổi này rất phù hợp với điều kiện kinh tế ở vùng cao, làm thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông, từng bước xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của xã.

Quang Thiều

Các tin khác

YBĐT - Đã thành quy luật, vào những tháng cuối năm và đón tết Nguyên Đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân ngày một lớn. Hiện nay, người chăn nuôi đang tập trung phát triển đàn gia, súc gia cầm để phục vụ nhu cầu trong dịp tết Nguyên Đán 2015.

Bà con nông dân cần “mặc áo” cho trâu bò vào những ngày gió rét khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 12 độ C.

YBĐT - Thời điểm cuối năm, thời tiết lạnh cộng với tình hình vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm dễ dàng bùng phát. Do đó, các ngành chức năng và người chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Chị Pàng chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho đàn gia súc của gia đình trong mùa đông.

YBĐT - Mới chỉ chớm đông nhưng nhiệt độ ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xuống dưới 150C, nhất là vào ban đêm nhiệt độ giảm chỉ còn khoảng 100C. Mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng mùa đông năm nay, Mù Cang Chải quyết tâm không để gia súc bị chết đói, chết rét.

Toàn cảnh buổi làm việc.

YBĐT - Ngày 18/12, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 và công tác chuẩn bị Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Liên hiệp Hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục