Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Thay thế 12 nhà thầu trước ngày 15/1

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/1/2015 | 1:48:36 PM

Các nhà thầu được thay thế khi tiếp tục thi công phải đặt quy định an toàn lao động và an toàn giao thông là số 1.

Chậm nhất đến 20/1 sẽ tiếp tục thi công dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Chậm nhất đến 20/1 sẽ tiếp tục thi công dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Ngay sau cuộc họp của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng với đại diện Tổng thầu EPC (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) nhằm khắc phục sự cố tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, chiều 5/1, Bộ GTVT tiếp tục có buổi làm việc với lãnh đạo Tổng thầu EPC.

Tại buổi làm việc, sau khi thông báo lại các kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng ở cuộc họp chiều 4/1, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đề nghị phía Tổng thầu EPC có ý kiến về những vấn đề này. Thứ trưởng yêu cầu Tổng thầu báo cáo, cam kết các kế hoạch thực hiện công việc trong thời gian tới, đảm bảo đúng tiến độ, an toàn truyệt đối cho Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, Tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả của dự án. Thời gian qua, Tổng thầu chưa chủ động trong vấn đề triển khai dự án, dẫn đến chậm tiến độ. Đặc biệt, trong quá trình thi công dự án đã xảy ra hai sự cố đặc biệt nghiêm trọng, gây lo lắng cho người dân khi tham gia giao thông trên tuyến.

Thứ trưởng Trường cũng yêu cầu Tổng thầu phải thay ngay giám đốc điều hành dự án, tổ chức các bộ phận thường trực thiết kế tại Việt Nam để đáp ứng thiết kế thi công. Tổng thầu cần phải phối hợp chặt chẽ với Ban QLDA Đường sắt rà soát lại năng lực của nhà thầu, chỉ sử dụng nhà thầu chứng minh được năng lực, thiết bị…kiên quyết thay thế toàn bộ nhà thầu yếu kém và phải có báo cáo Bộ GTVT trước ngày 10/1.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng yêu cầu trước ngày 15/1, Tổng thầu EPC phải tiến hành xong việc rà soát, thay thế nhà thầu xây lắp 12 nhà ga của dự án. Theo đó, yêu cầu đầu tiên với các nhà thầu khi tiếp tục triển khai dự án là phải đặt quy định an toàn lao động và an toàn giao thông là số 1. Chậm nhất đến ngày 20/1 tới, dự án phải được khởi động trở lại để đảm bảo đúng tiến độ.

Về phần mình, đại điện Tổng thầu EPC đã cam kết sẽ thay thế Giám đốc điều hành dự án bằng chuyên gia có đầy đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm; Tổng thầu chấp nhận Viện Khoa học Công nghệ của Bộ GTVT Việt Nam làm tư vấn giám sát xây dựng xây lắp của dự án; Tổng thầu cũng sẽ trực tiếp thi công xây lắp dầm, đường ray, hệ thống điện và các đoàn tàu… những hạng mục này sẽ không được giao cho các nhà thầu phụ.

Đối với vấn đề an toàn thi công, Tổng thầu cam kết sẽ thành lập Tổ giám sát an toàn kỹ thuật riêng cho Dự án với các thành viên có đầy đủ năng lực. Ngay lập tức, Tập đoàn Cục 6 sẽ thẩm tra lại bản vẽ thiết kế thi công, tính toàn đến các phương án an toàn lao động. Bất kỳ phương án thi công nào nếu không tuân thủ đúng và đủ các biện pháp an toàn, phía Tập đoàn sẽ cho ngừng ngay việc thi công.

Đại diện Tổng thầu cũng khẳng định, sẽ tiến hành kiểm tra lại tư cách, năng lực của nhà thầu phụ, lựa chọn và thay thế các nhà thầu phụ theo đúng yêu cầu của Bộ GTVT.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hộ nghèo ở Lục Yên tiếp nhận Nhà tình nghĩa do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái trao tặng.
(Ảnh: Minh Tuấn - Trang TTĐT - Lục Yên)

YBĐT - Nhờ triển khai và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo nên tỷ lệ giảm nghèo của Lục Yên (Yên Bái) hàng năm đều đạt chỉ tiêu tỉnh giao. Đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 27,82%. Đặc biệt, năm 2014, huyện được giao giảm 4,8% và thực tế đã giảm 5,36%, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện còn 22,46%.

Đoàn cán bộ của Bộ Kế hoạch và đầu tư  thăm dây chuyền sản xuất hạt nhựa tại Công ty cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát Yên Bái.

YBĐT - Những năm qua, các ngành sản xuất công nghiệp (SXCN) của tỉnh đã có bước chuyển biến rất cơ bản, đạt được những kết quả quan trọng. Quy mô ngày càng lớn, tỷ trọng SXCN trong GDP ngày càng cao, góp phần tích cực vào việc phát huy nội lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, tăng kim ngạch xuất khẩu và giải quyết những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ngày 5-1, Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) đã đạt được thỏa thuận với đối tác Mỹ về việc xuất khẩu vỏ xe sang thị trường Mỹ trong năm 2015. Theo đó, tổng số lượng vỏ xe mà công ty xuất sang thị trường Mỹ từ nay đến cuối năm 2015 đạt khoảng 200.000 chiếc với tổng giá trị lên tới gần 57 triệu USD.

Cán bộ khuyến nông huyện kiểm tra quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô vụ đông.

YBĐT - Trong vài năm trở lại đây, kinh tế - xã hội huyện Văn Yên có những bước tiến đáng khích lệ, nhất là trong phát triển nông - lâm nghiệp. Từ một huyện hàng năm thiếu hàng ngàn tấn lương thực, nay, đã bảo đảm an ninh lương thực ở vùng cao và vùng thấp đã có lúa gạo hàng hóa. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển vững chắc góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục