Nghề phụ, thu nhập chính ở Phan Thanh

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/1/2015 | 2:25:40 PM

YBĐT - Để tận dụng thời gian nông nhàn sau mỗi mùa vụ và tăng thêm thu nhập cho người dân, những năm qua, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên đã tích cực vận động nhân dân tập trung vào nghề đan rọ tôm. Từ vài chục hộ tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, đến nay, cả xã đã có tới 350 hộ đan rọ tôm quanh năm. Bình quân mỗi năm thu nhập từ nghề đan rọ tôm cũng đem lại nguồn thu trên 1 tỷ đồng cho người dân trong xã. Đây thực sự là số tiền không nhỏ giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Mỗi năm, nghề đan rọ tôm đem lại nguồn thu trên 1 tỷ đồng cho nhân dân trong xã.
Mỗi năm, nghề đan rọ tôm đem lại nguồn thu trên 1 tỷ đồng cho nhân dân trong xã.

Ông Hoàng Quang Hòa - Chủ tịch UBND xã Phan Thanh cho biết: "Phan Thanh là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn, có 8 thôn bản, trên 5.500 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm tới gần 40%. Mặc dù diện tích đất canh tác nhiều nhưng chủ yếu là dưới cốt nước hồ, còn lại chỉ có 125ha lúa nước gieo cấy được 2 vụ. Năm nào nước rút sớm thì nhân dân còn canh tác được dưới cos để có thêm lương thực sinh hoạt và phục vụ chăn nuôi, năm nào nước rút muộn thì và vấn đề an ninh lương thực là một chuyện lớn của xã. Do vậy vấn đề phát triển nghề phụ là một trong những chủ trương lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương, ngoài vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương những lúc nông nhàn thì nghề phụ cũng là cơ hội xóa đói giảm nghèo cho người dân".

Qua tìm hiểu thực tế nhu cầu các xã lân cận vùng đông hồ và các tỉnh vùng xuôi có nhu cầu rất lớn về rọ tôm, trong khi điều kiện địa phương thuận tiện cho nghề đan rọ tôm, năm 2006, xã phối hơp với Trung tâm Dạy nghề huyện Lục Yên mở lớp tập huấn nghề đan rọ tôm cho nhân dân trong xã. Từ đó, nhiều hộ dân tham gia vào nghề này và vươn lên thoát nghèo. Gia đình ông Tăng Văn Hùng ở bản Rầu vốn là một hộ nghèo. Nhà đông nhân lực song ruộng đất ít, ngoài việc canh tác mấy sào lúa nước hai vụ, những lúc nông nhàn gia đình ông lại đi hồ đánh tôm cá nhưng thu nhập cũng chả đáng là bao.

Nhận thấy nghề đan rọ tôm không khó, được tập huấn kiến thức đan rọ tôm, sẵn biết nghề từ trước, gia đình ông đã tập trung chuyển hẳn sang đan rọ tôm. Ngoài việc phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản của gia đình, với 4 nhân lực, bình quân mỗi ngày gia đình ông Hùng cũng đan khoảng 80 cái rọ tôm với giá bán bình quân từ 3.500 - 4.000 đồng/rọ tôm, mỗi ngày thu về trên 300 ngàn đồng. Cũng giống như gia đình ông Hùng, gia đình chị Hoàng Thị Hè ở bản Chang cũng thoát nghèo nhờ nghề đan rọ tôm. Gia đình có 5 nhân khẩu, chủ yếu là 3 lao động chính, gồm 2 vợ chồng và đứa con gái lớn, còn lại 2 đứa con nhỏ đang tuổi ăn học, ruộng ít nên cuộc sống vô cùng khó khăn.

Từ khi chuyển sang nghề đan rọ tôm, bình quân mỗi ngày gia đình chị Hè cũng bán ra thị trường 70 chiếc rọ tôm, nhờ vậy mà có tiền trang trải sinh hoạt gia đình và cho các con ăn học. Gia đình chị Hứa Thị Vụ ở bản Năn cũng vậy. Nhà có 4 nhân khẩu nhưng chủ yếu 2 vợ chồng là lao động chính, con cái còn đang tuổi ăn học, ruộng đất canh tác ít, hết mùa vụ, gia đình chị Vụ lại chuyển sang nghề đánh bắt thủy sản trên hồ, thu nhập bấp bênh. Được tham gia lớp tập huấn nghề đan rọ tôm, với 2 lao động chính, bình quân mỗi ngày vợ chồng chị Vụ cũng đan và bán ra thị trường 50 cái rọ tôm, thu nhập từ nghề đan rọ tôm cũng cải thiện đáng kể cuộc sống cho gia đình chị.

Nghề đan rọ tôm ở Phan Thanh duy trì quanh năm. Nhiều gia đình vừa làm các nghề khác nhưng vẫn tranh thủ đan rọ vào buổi tối hay những ngày trời mưa gió để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nếu một gia đình có từ 3 - 4 lao động chính chuyên làm rọ tôm thì một ngày cũng có thể làm được 70 - 80 chiếc rọ. Trừ chi phí mua nguyên liệu 100 - 120 nghìn đồng, thu nhập mỗi tháng của một gia đình chuyên đan rọ tôm khoảng trên 5 triệu đồng. Nhờ có nghề đan rọ tôm, cuộc sống của nhân dân ngày càng khấm khá hơn, nhiều nhà mua được các đồ dùng, tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ nghề đan rọ tôm.

Thanh Tân

Các tin khác
Mô hình trồng nấm của bà Nguyễn Thị Dịu ở phường Hợp Minh (thành phố Yên Bái).

YBĐT - So với các địa phương khác trong tỉnh, thành phố Yên Bái có diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Để tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập và hướng tới một nền nông nghiệp mang tính hàng hóa, thành phố đã triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao".

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính vừa công bố giá mua thóc định hướng vụ đông xuân 2014-2015.

Ngày 14-1, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tính đến 18 giờ ngày 13-1, hệ thống bán vé tàu điện tử thống kê còn một số hành khách đã đặt chỗ và trả tiền mua vé đi tàu dịp Tết Ất Mùi 2015 nhưng chưa đến ga lấy vé.

Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu chủ đầu tư thay đổi thiết kế, điều chỉnh quy mô và tổng mức đầu tư để đảm bảo tính khả thi của dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục