Mùa xuân cây lại lên rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/1/2015 | 2:27:32 PM

YBĐT - Năm 2014, sản xuất lâm nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự nỗ lực của ngành lâm nghiệp và các địa phương, đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 15.506ha rừng các loại, đưa độ che phủ rừng đạt 62,1%. Vui hơn là nhận thức về lợi ích từ rừng đã có nhiều chuyển biến, bà con dân tộc vùng cao trước đây chỉ biết chặt phá, khai thác rừng, nay đã biết trồng và tu bổ rừng.

Các địa phương chuẩn bị cây giống, phục vụ trồng rừng vụ xuân năm 2015.
Các địa phương chuẩn bị cây giống, phục vụ trồng rừng vụ xuân năm 2015.

Năm 2014, Yên Bái có kế hoạch trồng rừng lớn và cũng là năm nhà nông phải đối mặt với nhiều thử thách như: khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, giá cả vật tư đầu vào tăng cao. Ngay từ vụ xuân, nông dân phải đối phó với thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, tiếp đến, thời tiết lại nắng nóng, khô hạn. Chính nguyên nhân thời tiết đã làm chết nhiều diện tích rừng trồng của nhân dân. Đơn cử như huyện Văn Yên, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm thiệt hại trên 1.000ha quế trồng trong vụ xuân. Cùng với đó, các doanh nghiệp, hộ gia đình khó tiếp cận với nguồn vốn.

Trước thực trạng trên, Chi cục Lâm nghiệp cùng các địa phương đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên theo dõi, tổng hợp số liệu theo từng tuần, tháng, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc ngay tại cơ sở; tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống các địa phương hướng dẫn cho các chủ vườn ươm, người dân về kỹ thuật làm đất, gieo cây giống, trồng và chăm sóc rừng; đặc biệt, giám sát chặt chẽ chất lượng giống cây lâm nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, cấp chứng chỉ nguồn gốc lô cây con ngay tại vườn ươm. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và các chủ rừng.

Đặc biệt, việc hỗ trợ đầu tư trồng rừng kinh tế đối với đồng bào vùng cao đã tạo “đòn bẩy”, kích thích các tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất. Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng (BVR) tại 2 huyện vùng cao đã góp phần tăng thu nhập, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BVR.

Nhờ vậy, khi niên vụ trồng rừng năm 2014 chưa khép lại, bà con nông dân và các thành phần kinh tế đã trồng mới trên 15.506ha rừng các loại (bằng 103,4% kế hoạch năm), trong đó, rừng sản xuất tập trung 11.126,6ha, rừng phòng hộ 1.200ha, cây phân tán quy diện tích trên 3.259,9ha. Nhận thức về lợi ích từ rừng, người dân đã đầu tư vốn trồng rừng, làm giàu từ rừng.

Phát triển trồng rừng sản xuất tại các huyện vùng cao đã được người dân quan tâm, hưởng ứng. Khó có thể tin chỉ cách đây vài năm, bà con nhân dân các dân tộc các huyện vùng cao chỉ quen với khai thác là chính còn việc trồng rừng để dành cho các nông lâm trường, vậy mà, đến nay, bà con dân tộc Thái, Mường, Mông... đã lên đồi, vỡ đất, vun cây. Tại các huyện vùng thấp, kinh tế đồi rừng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên đâu đâu cũng thấy một màu xanh bạt ngàn của cây nguyên liệu.

Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp, đến thời điểm này, toàn tỉnh khai thác và tiêu thụ 400.000m3 gỗ rừng trồng, 166.900 tấn tre, nứa, vầu, 9.790 tấn vỏ quế khô, 280 tấn tinh dầu quế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu nhập từ rừng đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của hàng vạn hộ dân, nhiều hộ khó khăn nay đã thoát nghèo, vươn lên giàu có.

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu trồng mới 15.000ha rừng các loại, trong đó, rừng phòng hộ 1.100ha, rừng sản xuất 13.900ha; khai thác tiêu thụ trên 450.000m3 gỗ rừng trồng, 100.000 tấn tre, vầu nứa, 400 tấn nhựa thông. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh tiếp tục khuyến khích nhiều thành phần tham gia kinh tế lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, áp dụng hiệu quả các biện pháp lâm sinh, quản lý tốt chất lượng giống cây trồng để tăng năng suất, chất lượng. Các huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người tự giác tham gia bảo vệ và phát triển vốn rừng, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý tốt khâu khai thác và lưu thông lâm sản. Các chủ vườn ươm cần chăm sóc tốt cây giống, bảo đảm chất lượng, phục vụ cho kế hoạch trồng rừng.

Văn Thông

Các tin khác
Mỗi năm, nghề đan rọ tôm đem lại nguồn thu trên 1 tỷ đồng cho nhân dân trong xã.

YBĐT - Để tận dụng thời gian nông nhàn sau mỗi mùa vụ và tăng thêm thu nhập cho người dân, những năm qua, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên đã tích cực vận động nhân dân tập trung vào nghề đan rọ tôm. Từ vài chục hộ tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, đến nay, cả xã đã có tới 350 hộ đan rọ tôm quanh năm. Bình quân mỗi năm thu nhập từ nghề đan rọ tôm cũng đem lại nguồn thu trên 1 tỷ đồng cho người dân trong xã. Đây thực sự là số tiền không nhỏ giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Mô hình trồng nấm của bà Nguyễn Thị Dịu ở phường Hợp Minh (thành phố Yên Bái).

YBĐT - So với các địa phương khác trong tỉnh, thành phố Yên Bái có diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Để tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập và hướng tới một nền nông nghiệp mang tính hàng hóa, thành phố đã triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao".

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính vừa công bố giá mua thóc định hướng vụ đông xuân 2014-2015.

Ngày 14-1, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tính đến 18 giờ ngày 13-1, hệ thống bán vé tàu điện tử thống kê còn một số hành khách đã đặt chỗ và trả tiền mua vé đi tàu dịp Tết Ất Mùi 2015 nhưng chưa đến ga lấy vé.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục