Giao thông đã đi trước một bước

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/3/2015 | 10:00:02 AM

YBĐT - Phát triển giao thông cũng đồng nghĩa với phát triển kinh tế - xã hội, chân lý ấy ai cũng biết và thậm chí còn viết thành sách. Thế nhưng, làm như thế nào, thực hiện ra sao để khơi dậy mọi nguồn lực, lòng nhiệt huyết trong dân lại là một vấn đề trăn trở. Trong 5 năm trở lại đây, Yên Bái đã có những cách làm, hướng đi riêng, huy động tổng lực, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đáp ứng cho phát triển.

Trong 4 năm qua toàn tỉnh đã bê tông hóa được trên 430km đường giao thông nông thôn.
Trong 4 năm qua toàn tỉnh đã bê tông hóa được trên 430km đường giao thông nông thôn.

Là tỉnh miền núi khó khăn mọi bề, hệ thống giao thông chắp vá, yếu và thiếu từ quốc lộ đến tỉnh lộ, đường huyện chứ nói đến đường xã, thôn. Tuy nhiều năm liền, tỉnh đã dành khá nhiều nguồn vốn đầu tư cho hệ thống giao thông, những con đường nội thị, đường huyện, xã, thôn liên tục được sửa chữa, mở mới và cứng hóa mặt đường, kể cả huy động “tổng lực” để mở con đường “huyền thoại”, vắt ngang núi cao, vực thẳm lên Tà Xi Láng (Trạm Tấu) nhưng với đặc thù của một tỉnh miền núi, xuất phát điểm thấp nên những đường mới mở chưa nhiều, các tuyến xuống cấp còn lớn hơn. Đường tỉnh xuống cấp, đường huyện không vào cấp, đường xã chủ yếu là đường đất. Với một kết cấu hạ tầng giao thông như vậy, dù có tiềm năng, có sáng tạo gì chăng nữa cũng khó phát triển kinh tế!

Xác định giao thông phải đi trước một bước, đó cũng là lý do có Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 19/12/2011 về việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết như một làn gió mát, khơi dậy, khuyến khích mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tích cực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực cho các ngành sản xuất, thu hút đầu tư, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương.

Lần đầu tiên, Yên Bái có một quy hoạch mạng lưới các điểm đấu nối vào quốc lộ, điểm đấu nối vào đường tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 tầm cỡ và dài hơi như thế. Tất cả các quy hoạch đều bám sát vào định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương. Thế rồi, một loạt các công trình giao thông dần được hoàn thành với sự hân hoan của người dân địa phương: đường tránh ngập thành phố Yên Bái đoạn nối Km5 với quốc lộ 32C, đường Yên Bái - Khe Sang, Yên Thế - Vĩnh Kiên...

Ông Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông vận tải hồ hởi cho biết: “Giao thông Yên Bái vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục nhưng những gì chúng ta có được hôm nay là cả một kỳ tích đáng ghi nhận. Những thành quả ấy, phần thưởng ấy thuộc về Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Hơn bốn năm qua, toàn tỉnh đã huy động trên 4.840 tỷ đồng, tự hào và trân trọng hơn là nhân qua dân đóng góp trên 344 tỷ đồng, hàng ngàn hộ gia đình hiến đất ở, vườn tược, hoa màu để phát triển giao thông”.

Những con số ngày một dài, chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, hệ thống giao thông đường bộ tăng 1.749km, trong đó, đường đô thị tăng 78,4km, giao thông nông thôn tăng 1.651km; xây dựng mới 15 cầu bê tông, 10 ngầm và tràn, 22 cầu treo dân sinh, hàng trăm cầu, cống các loại. Mạng lưới giao thông đến nay đã cơ bản đáp ứng cho phát triển, các tuyến đường vành đai khép kín, nối liền các địa phương đều đã vào cấp, từ đó, tạo thành các trục động lực phát triển, thu hút đầu tư với các lợi thế vùng.

Bên cạnh đó, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", toàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp, mở mới 1.651km đường giao thông nông thôn (GTNT) (mặt đường nhựa, mặt bê tông xi măng 545km, đường cấp phối 374km, mở mới đường xã, thôn, bản 759km) nâng tổng số đường GTNT toàn tỉnh lên 6.386km. Năm 2011, tỉnh xây dựng Đề án phát triển GTNT đến năm 2015 đạt 400km đường bê tông. Nhiều người cho rằng, đó là những điều không tưởng, viển vông. Nhưng với quyết tâm cao cùng với sự đồng thuận của toàn xã hội, sự vào cuộc tích cực của người dân, hết năm 2014, toàn tỉnh đã bê tông hóa 430km (bằng 107,5% Đề án, về đích trước một năm). Điều đáng nói, tổng vốn huy động đầu tư đạt trên 650 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 260 tỷ đồng.

Dẫu vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhưng với những kết quả đã đạt được, hệ thống giao thông Yên Bái đã đáp ứng nhu cầu phát triển. Các tuyến đường từ tỉnh tới xã đã cơ bản vào cấp và khép kín. Nhất là các tuyến đường đều đã đấu nối với các quốc lộ, tỉnh lộ, đặc biệt tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa vào khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Và tới đây, Dự án xây dựng cầu Tuần Quán, đường nối quốc lộ 70 với quốc lộ 32C vào đường cao tốc, một đại lộ Xuân Lan chuẩn bị khởi công cùng với dự án chỉnh trang đô thị sẽ hứa hẹn cho một Yên Bái cất cánh.

 Ngọc Trúc

Các tin khác

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của VAMC trong năm 2015 với tổng giá trị tối đa 80.000 tỷ đồng.

Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị với lãnh đạo các ngành liên quan tại điểm cầu Yên Bái.

YBĐT - Ngày 6/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo Hội nghị. Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH&CN tỉnh chủ trì dự họp tại điểm cầu Yên Bái.

Ảnh minh hoạ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường và hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhằm củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính và quản trị công ty của các tổ chức kinh doanh chứng khoán; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm, không tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương tăng giá điện thêm 7,5%, tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh từ ngày 16/3 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục