Mỗi ngày phải cổ phần hoá một doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/4/2015 | 2:06:04 PM

Năm 2015, 289 doanh nghiệp (DN) phải tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên, hết quý 1 vẫn còn 262 DN chưa thực hiện việc này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sáng 7/4, Bộ Tài chính họp báo quý 1/2015. Bộ Tài chính cho biết, theo kế hoạch năm 2015, cả nước còn phải cổ phần hóa 289 DN, chưa kể số DN sẽ bổ sung theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp mới theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg.

Tính đến nay, 289 DN đều đã thành lập Ban chỉ đạo, trong đó có 207 DN đang tiến hành xác định giá trị DN, 81 DN đã có quyết định công bố giá trị DN, 29 DN (gồm 3 tổng công ty nhà nước và 26 DN) được phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH).
 
Trong 3 tháng đầu năm, 27 DN nhà nước thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu và thoái vốn thông qua 2 sở giao dịch chứng khoán (bằng 28% số lượng cả năm 2014). Tổng số lượng cổ phần chào bán trên 137,6 triệu cổ phần (bằng 10,4% cả năm 2014); trong đó, tổng số lượng cổ phần đã bán được là trên 60,5 triệu cổ phần (chiếm 44% tổng số lượng cổ phần chào bán), thu được gần 1.251 tỷ đồng (bằng 11% cả năm 2014).

Như vậy, trong 9 tháng tới, còn phải thực hiện cổ phần hóa 262 DN, chiếm 90% tổng số DN phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch năm 2015, tức mỗi ngày phải cổ phần hóa 1 doanh nghiệp. Đây là công việc rất nặng trong thời gian tới.

Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về biện pháp để từ nay đến cuối năm cổ phần hóa hết các doanh nghiệp trên, ông Đặng Quyết Tiến-Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính cho biết, giải pháp đã kiến nghị với Chính phủ. Tới đây, sẽ công bố tên, địa chỉ các DN chưa CPH và thời gian hoàn thành CPH.

Ông Tiến cũng cho biết, về thể chế, Bộ tài chính đã ban hành khá đầy đủ các quy định. Hiện Bộ đang phối hợp với Ban đổi mới DN tiến hành đốn đốc các DN sắp xếp lại danh mục và tiến tới xây dựng các danh mục sau CPH.

Về phía Ủy ban Chứng khoán, cơ quan này đã có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự thủ tục đấu giá; ban hành nhiều văn bản rà soát, nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán nhằm bảo đảm tiến độ cổ IPO cho các DN được nhanh hơn.

Liên quan đến quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), trước thắc mắc của phóng viên về tỷ lệ quyết toàn thuế TNCN năm 2014, ông Cao Anh Tuấn-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho hay, năm vừa qua, ngành thuế đã cố gắng cải cách thủ tục hành chính phục vụ người nộp thuế, đặc biệt là thuế TNCN, công tác quyết toán thuế TNCN thực hiện rất quyết liệt. Và thực hiện cải cách hành chính, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế sửa đổi bổ sung luật, nghị định, thông tư để giảm số lượng người nộp thuế phải quyết toán.

Theo quy định, thuế TNCN có 10 khoản của người nộp thuế như trúng trưởng xổ số, cho thuê nhà, hộ kinh doanh, đại lý bảo hiểm... Về cơ bản, theo quy định, tổ chức cá nhân chi trả sẽ khấu trừ tại nguồn, chỉ một số đối tượng phải quyết toán là người nộp thuế được hoàn sẽ được hoàn lại, người nộp thuế phải nộp thêm.

Năm 2014, số người nộp thuế phải quyết toán thuế giảm vì không quyết toán đối với một số đối tượng như bán hàng đa cấp, hộ kinh doanh, hộ cho thuê nhà, đại lý xổ số kinh doanh thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm, mà chủ yếu tập trung từ cá nhân làm công ăn lương. Người làm công ăn lương có thể ủy quyền cho DN. Hiện cả nước có 488.000 DN, 90% đã kê khai điện tử. Đến thời điểm này, 49.000 cá nhân tự quyết toán thuế, giảm khoảng 50% so với năm ngoái.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Cơ sở sản xuất máy nông nghiệp của anh Phạm Văn Đông ở phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ hiện có 416 cơ sở sản xuất (CSSX), với trên 1.300 lao động, tổng vốn đầu tư trên 95 tỷ đồng. Ngay sau những ngày nghỉ tết, các CSSX trên địa bàn đã bắt tay vào làm việc. Nhờ đó, hết quý I/2015, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của thị xã đạt 15,7 tỷ đồng (bằng 25,4% kế hoạch năm).

Ảnh minh họa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa gửi Công điện tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng.

NHNN được yêu cầu phải triển khai mạnh mẽ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Xác định nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, Chính phủ yêu cầu NHNN phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 1-1,5%/năm bằng biện pháp thị trường, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

YBĐT - Với mục tiêu tăng tổng đàn gia súc trên 67.000 nghìn con, đàn gia cầm trên 600 nghìn con, các hộ chăn nuôi huyện Trấn Yên đã chủ động công tác tái đàn, đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi, đảm bảo ổn định và duy trì tăng tổng đàn vật nuôi trên 5% theo mức tăng trưởng chăn nuôi mà ngành nông nghiệp nhiều năm qua đã giữ vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục