Nâng cao chất lượng quản lý khai thác vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/8/2015 | 3:35:40 PM

YênBái - YBĐT - Thời gian qua, ngành Giao thông Vận tải Yên Bái đã nỗ lực tập trung nâng cao chất lượng quản lý khai thác vận tải. Nhờ đó, mạng lưới vận tải trên địa bàn đã có bước phát triển nhanh, chất lượng phục vụ được cải thiện rõ rệt, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, kết nối giao thương giữa địa phương với các tỉnh, thành khác trong cả nước.

Sự phát triển nhanh về mạng lưới vận tải đã tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi.
Sự phát triển nhanh về mạng lưới vận tải đã tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi.

Một trong những nét nổi bật của ngành Giao thông vận tải (GTVT) trong những năm qua đó là phát triển mạng lưới vận tải hành khách. Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị kinh doanh vận tải với 550 phương tiện. Trong đó, vận tải theo tuyến cố định là 5 đơn vị với 328 phương tiện; vận tải bằng xe tacxi  2 đơn vị với 151 phương tiện; ngoài ra, còn 38 hộ kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng, 42 hộ kinh doanh vận tải hàng hóa.

Những năm qua, các đơn vị khai thác, kinh doanh vận tải không ngừng đầu tư phương tiện mới, quán triệt đội ngũ lái xe, phụ xe chấp hành nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông (ATGT), đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền người dân, hành khách khi đi xe chấp hành tốt các quy định về ATGT. Đối với đội ngũ lái xe đều được tuyển dụng nghiêm ngặt về kinh nghiệm, trình độ cũng như thái độ ứng xử khi lưu thông trên đường. Được biết, tất cả các lái, phụ xe đều được tập huấn lái xe an toàn, thái độ phục vụ nhân dân trước khi bàn giao phương tiện và tuyến phụ trách. Điển hình là Công ty Cổ phần Vận tải thủy bộ tỉnh Yên Bái - đơn vị chủ lực về khai thác, kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn.

Hiện Công ty đang khai thác trên 56 tuyến, trong đó 18 tuyến nội tỉnh, 38 tuyến liên tỉnh với 191 đầu xe; quản lý 5 bến xe tại trung tâm các huyện thị, thành phố. Công ty luôn xác định việc nâng cao chất lượng dịch vụ là yếu tố đột phá tạo thương hiệu của doanh nghiệp. Ông Phạm Duy Đốc - Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Những năm qua, Công ty không ngừng đầu tư nâng cấp phương tiện, tập trung quản lý, điều hành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Công ty luôn quán triệt lái, phụ xe chạy đúng giờ, đúng tuyến, đón trả khách đúng điểm đỗ theo quy định, có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự tạo thành nét đẹp của cán bộ, công nhân viên Công ty”.

Việc phát triển mạng lưới vận tải hành khách thời gian qua đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân. Có được kết quả đó là do Ngành GTVT tăng cường công tác quản lý Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn khai thác vận tải hành khách, tạo điều kiện các doanh nghiệp vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

Ông Đỗ Minh Thuấn - Trưởng phòng Vận Tải cho biết: “Ngay từ đầu năm ngành GTVT đã xây dựng biểu đồ vận tải hành khách theo tuyến cố định tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động; thường xuyên kiểm tra về điều kiện kinh doanh vận tải trong đó chú trọng đến chất lượng kỹ thuật phương tiện, thường xuyên kiểm tra, khai thác, trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để quản lý, kịp thời chấn chỉnh các trường hợp vi phạm về trật tự ATGT; nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật.

Nhờ đó, vận tải trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, những cảnh tượng chen lấn, nhồi nhét hành khách trên các chuyến xe cũng dần bị loại bỏ”. Để xiết chặt công tác quản lý khai thác vận tải, đảm bảo ATGT trên các tuyến đường ngành GTVT đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các phương tiện vận chuyển hành khách cả đường bộ và đường thủy, các phương tiện vận tải quá khổ, quá tải. Tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi dừng xe đón trả khách không đúng quy định; giám sát hoạt động của các bến xe, kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ các ngày lễ, tết của các đơn vị, quản lý bến xe về chất lượng dịch vụ, niêm yết giá vé. Nhờ đó, hoạt động vận tải trên các tuyến đường bộ, đường thủy trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, tình trạng bến cóc, xe dù bị dẹp bỏ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.

Việc phát triển mạng lưới vận tải hành khách trong những năm qua đã mang lại lợi ích tích cực, không chỉ giúp người dân đi lại thuận lợi mà còn tạo sự kết nối giao thương giữa địa phương với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Ngành GTVT đang tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện, đào tạo nhân viên phục vụ, lái xe có đạo đức nghề nghiệp để không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng vận tải hành khách. Đặc biệt là phải quán triệt các quy định, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải. Đối với doanh nghiệp vận tải cần phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lái xe để đảm bảo ATGT, góp phần bình yên cho những chuyến xe.

Văn Thông

Các tin khác
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải tặng bằng khen của Bộ Giao thông vận tải cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng và phát triển giao thông nông thôn.

YBĐT - Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông, nhất là giao thông nông thôn. Hầu hết các tuyến đường liên xã, đường xã, đường thôn bản là đường đất, không chỉ có vậy mà đường đến nhiều xã chủ yếu là đường mòn, mùa nắng thì bụi mù mùa mưa thì lầy lội. Nhưng bằng sự quyết tâm chỉ đạo của tỉnh, ngành giao thông, đặc biệt sự vào cuộc tích cực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến nay, cơ bản 180 xã, phường đã có đường ô tô đến trung tâm xã, nhiều tuyến đường đã vào cấp, đường thôn bản cũng đã được bê tông hóa.

Đường tránh ngập thành phố Yên Bái.

YBĐT - Mặc dù là tỉnh miền núi điều kiện kinh tế chưa phát triển nhưng quán triệt và vận dụng các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các bộ, ngành trung ương nên trong những năm qua, mạng lưới giao thông của Yên Bái phát triển mạnh mẽ.

Tổng nhu cầu than của cả nước năm 2016 là 41,8 triệu tấn, đến năm 2020 là 74,9 triệu tấn và năm 2030 là 143,7 triệu tấn, trong khi khả năng khai thác nội tại của Việt Nam là thấp hơn nhiều.

Bộ Công Thương phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện từ nguồn than trong nước do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc sản xuất, và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) mua than trong nước cho sản xuất điện từ hai đơn vị này.

Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.

Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1087,3 đ/kWh. Hiện mức giá điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục