Phụ nữ La Pán Tẩn năng động phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/9/2015 | 9:09:47 AM

YBĐT - Dám nghĩ, dám làm năng động trong phát triển kinh tế, những năm trở lại đây, Hội Phụ nữ xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải) luôn tích cực vận động chị em tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức cụ thể, qua đó giúp hội viên vươn lên trong cuộc sống, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong các phong trào của địa phương.

Hội viên Hội Phụ nữ xã La Pán Tẩn trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế.
Hội viên Hội Phụ nữ xã La Pán Tẩn trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế.

Hội Phụ nữ xã La Pán Tẩn hiện có 536 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 7 chi hội. Với đặc thù là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, các hội viên còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kiến thức đó là trăn trở của chị Thào Thị Dở - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Chị Dở cho biết: "Để chị em có hướng đi trong phát triển kinh tế, Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa ra nhiều giải pháp giúp hội viên.

Để giải quyết vấn đề vốn, Hội đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện trên 5,7 tỷ đồng cho 272 hội viên vay; đồng thời, vận động hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hội viên để áp dụng vào sản xuất. Nhiều hội viên được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi cũng như kiến thức trong trồng trọt, chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình". Nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo và trở thành những hộ có thu nhập khá. Chị Lý Thị Xua ở bản La Pán Tẩn là một trong những hội viên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế.

Chị Xua cho biết: "Trước đây, gia đình rất khó khăn. Đất đai tuy nhiều nhưng do không biết làm gì để phát triển kinh tế. Sau khi tham gia các lớp tập huấn và tìm hiểu từ các địa phương khác về sản xuất, gia đình bắt đầu áp dụng vào trong việc trồng sơn tra, trồng lúa, nấu rượu thóc và chăn nuôi trâu, bò. Nhẩm tính, mỗi năm, gia đình cũng thu 150 bao thóc và trên 100 triệu đồng".

Được biết, cùng với chị Xua, gia đình chị Lù Thị Mào ở bản Chống Páo Sang cũng đi lên từ phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Hiện, gia đình chị lúc nào cũng có 20 con lợn, 7 con trâu, 2ha sơn tra và thảo quả, thu nhập mỗi năm gần 120 triệu đồng. Ngoài ra, còn nhiều hội viên tiêu biểu trong phát triển kinh tế của địa phương như: chị Lý Thị Máy ở bản Chống Tông, Hờ Thị Pàng ở bản La Pán Tẩn... Với sự tích cực, năng động của chị em trong phát triển kinh tế đã đưa diện tích lúa của xã lên 204ha, ngô 223ha, đàn trâu 913 con, đàn bò 296 con, đàn lợn 3.132 con, đàn dê 247 con, đàn gia cầm 10.188 con. Cùng với việc phát triển kinh tế, chị em còn giúp đỡ nhau về vốn, ngày công lao động, thăm hỏi động viên khi khó khăn, đau ốm.

Bên cạnh đó, các hội viên còn tích cực tham gia vào các phong trào như: "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "5 không, 3 sạch"; thực hiện nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang... Tuy nhiên, 100% hội viên là người dân tộc Mông, trình độ dân trí còn hạn chế, do vậy, tỷ lệ hộ hội viên nghèo, cận nghèo còn cao. Làm gì để nâng cao thu nhập cho hội viên vẫn đang là bài toán cho Hội Phụ nữ xã. Từ sự định hướng của xã, chị em đã thống nhất trồng thử nghiệm rau tại bản La Pán Tẩn sau khi thu hoạch vụ ngô tới.

Những hoạt động cụ thể, thiết thực và sự chủ động của Hội trong phong trào phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững của địa phương.
 
                                                                             Bài, ảnh: Minh Huyền

Các tin khác

YBĐT - Hiện nay, qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với một số công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được chuyển đổi từ các nông, lâm trường trước đây của các cơ quan chức năng Nhà nước cho thấy, việc chấp hành pháp luật về đất đai của một số công ty còn bộc lộ không ít hạn chế.

So với chốt phiên trước, giá vàng SJC giảm 120.000 đồng/lượng. Vàng thế giới giảm 16 USD về mức 1.105 USD/oz.

Công nhân đặt mìn phá đá ở những mét hầm cuối cùng của hầm.

Sáng nay ngày 9/9, hầm đường bộ dài trên 500m qua thôn Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) trên tuyến đường bộ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã được thông sau 7 tháng thi công, vượt tiến độ đề ra.

Ảnh minh họa.

Sáng 9/9, Bộ Giao thông Vận tải chính thức phát đi thông cáo liên quan đến việc xác định tổng mức đầu tư chưa chính xác gây thiệt hại, lãng phí cho ngân sách Nhà nước đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), BT (xây dựng-chuyển giao) mà báo chí có phản ánh thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục