Đi lên từ "đòn bẩy" kinh tế lâm nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/10/2015 | 2:54:22 PM

YênBái - YBĐT - Phần lớn diện tích là đất rừng với trên 3.000 ha, những năm trở lại đây, xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái) xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hướng đi này đã và đang giúp cuộc sống của người dân từng bước đổi thay.

Cơ sở chế biến của gia đình anh Lương Văn Vinh mỗi năm tiêu thụ 150 mét khổi gỗ rừng trồng cho người dân trong xã.
Cơ sở chế biến của gia đình anh Lương Văn Vinh mỗi năm tiêu thụ 150 mét khổi gỗ rừng trồng cho người dân trong xã.

Xã Yên Thái có 678 hộ dân với 2.592 khẩu. Ruộng nước ít, tính ra mỗi khẩu cũng chỉ có vài trăm mét vuông ruộng nước nên cũng chỉ đủ ăn. Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền xã xác định tập trung đẩy mạnh kinh tế đồi rừng.

Từ năm 2000 trở về trước, đất rừng ở Yên Thái chủ yếu là những dãy đồi trọc, cây cỏ dại mọc; chuyện làm giàu từ rừng người dân chưa mặn mà. Để phát huy thế mạnh kinh tế rừng, xã thực hiện giao diện tích đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân quản lý và canh tác; khai thác triệt để các chương trình, dự án trồng rừng của tỉnh, của huyện đưa vào triển khai thực hiện ở địa phương; vận động nhân dân phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Sau khi một vài hộ dân trồng rừng cho thu nhập cao, người dân địa phương bắt đầu chú ý và mạnh dạn khai hoang, cải tạo đất, đầu tư vốn để phát triển kinh tế rừng. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn diện tích đất đồi trọc trước kia đã được phủ xanh bằng những cánh rừng quế, bồ đề. Ông Nguyễn Quốc Tuyển - Chủ tịch UBND xã Yên Thái cho biết: "Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm, toàn xã khai thác và trồng mới được trên 100 ha rừng. Đến nay, toàn xã có trên 1.600 ha quế và trên 1.300 ha cây bồ đề. Nhờ trồng rừng mà đời sống của bà con nhân dân đã có bước chuyển đáng khích lệ, nhiều gia đình từ chỗ nghèo đói nay đã vươn lên khá, giàu và xuất hiện nhiều triệu phú từ trồng rừng".

Chúng tôi đến thăm cơ sở trồng và chế biến gỗ rừng trồng của gia đình anh Lương Văn Vinh ở thôn 3. Trước đây, gia đình anh thuộc hộ nghèo khó ở thôn Trò, một phần do thiếu đất sản xuất, một phần "đói" vốn. Năm 2004, gia đình anh mạnh dạn nhận 2 ha đất trống để trồng rừng. Từ đó, ngày ngày, vợ chồng anh tay dao, tay cuốc lên đồi cải tạo đất trống trồng quế, bồ đề. Cứ thế, lấy ngắn nuôi dài kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật từ khâu trồng đến chăm sóc nên diện tích rừng của gia đình anh trồng đều xanh tốt.

Năm 2010, gia đình anh bán toàn bộ diện tích quế, xây được căn nhà khang trang. Không dừng lại ở đó, nhận thấy trong xã có nguồn nguyên liệu dồi dào, anh quyết định đầu tư dây chuyền chế biến gỗ, tiêu thụ nguyên liệu cho bà con trong xã. Hàng năm, cơ sở của gia đình chế biến được 150 m3 gỗ rừng trồng.

Giờ đây, không chỉ riêng gia đình anh Vinh mà hầu hết những hộ khá giả trong thôn, trong xã cũng nhờ trồng rừng. Nhiều hộ thoát nghèo cũng từ trồng rừng, trong đó có thể kể đến gia đình ông Nguyễn Tiến Tâm, Nguyễn Văn Sáng, Đinh Văn Hồng...

Hiện ở Yên Thái, hộ nào cũng sống bằng nghề rừng. Hộ ít thì có gần 1 ha, hộ nhiều có đến chục héc-ta rừng. Nghề rừng đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo, mũi nhọn của địa phương. Từ trồng rừng, nhiều hộ đã mua sắm được tủ lạnh, ti vi, xe máy, đời sống trở lên sung túc, đầy đủ hơn, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 19%. Bên cạnh phát triển vùng nguyên liệu, xã chủ trương trồng rừng gắn với tiêu thụ và chế biến lâm sản để phát triển bền vững.

Xã Yên Thái đang có 6 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng lớn nhỏ, trong đó có 3 cơ sở ván bóc, 3 cơ sở sản xuất ván thanh, góp phần tiêu thụ nguyên liệu gỗ rừng trồng cho người dân trong xã. Mỗi năm, các cơ sở chế biến này tiêu thụ trên 3.000 m3 gỗ rừng trồng cho người dân địa phương.

Những kết quả từ phát triển kinh tế lâm nghiệp của Yên Thái trong thời gian qua thể hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền xã và sự nỗ lực vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, nhất là sự đồng lòng, chung sức của người dân nơi đây. Đây là bước đột phá, tạo chuyển biến đáng kể cho kinh tế - xã hội địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.

Văn Thông

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải chủ trương đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đường sắt cũ, cải tạo bình diện có đường cong bán kính nhỏ đường sắt thuộc khu đoạn Hà Nội-Vinh và Sài Gòn-Nha Trang với tổng mức đầu tư lên tới hơn 3.600 tỷ đồng (gần 170 triệu USD).

Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải rà soát quy hoạch trồng rừng năm 2015. Ảnh M.Q

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh ước đạt 13.553 ha, bằng 90,4% kế hoạch, giảm 6,0% so cùng kỳ; trong đó rừng trồng tập trung ước đạt 11.688 ha, giảm 12% so cùng kỳ.

Dây chuyền Nhà máy may của Công ty TNHH Daeseung Global tại Cụm công nghiệp Thịnh Hưng, Yên Bình. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Ông Kim Sangho - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Daesung Global chia sẻ: “...Trong quá trình tuyển dụng lao động, Công ty đã được các sở, ban, ngành phối hợp giúp đỡ để có thể nhanh chóng tuyển dụng được lượng lao động theo nhu cầu".

YBĐT - 9 tháng năm 2015, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (Cục Thuế tỉnh quản lý) đạt 989 tỷ đồng (bằng 82% dự toán Bộ Tài chính giao, 72% dự toán của tỉnh và 116% so cùng kỳ năm trước). Có 7/10 chỉ tiêu thu đạt từ 74% trở lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục