Púng Luông nỗ lực mỗi ngày

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/10/2015 | 9:58:56 AM

YênBái - YBĐT- Đồng chí Mùa A Tòng - Bí thư Đảng ủy xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cho biết: “Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cùng với hiệu quả kinh tế từ rừng mang lại, nhân dân địa phương đã tích cực tham gia trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng”. Điều này đã thực sự góp phần nâng cao thu nhập cho mỗi gia đình, giúp đồng bào cải thiện đời sống vật chất một cách thiết thực nhất, rõ rệt nhất.

Đồng chí Mùa A Tòng (bên trái) - Bí thư Đảng ủy xã Púng Luông và lãnh đạo Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Mù Cang Chải trao đổi về việc thực hiện công tác dạy nghề của địa phương.
Đồng chí Mùa A Tòng (bên trái) - Bí thư Đảng ủy xã Púng Luông và lãnh đạo Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Mù Cang Chải trao đổi về việc thực hiện công tác dạy nghề của địa phương.

Đảng ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân chăm sóc, bảo vệ tốt 4.057 ha rừng hiện có, trong đó là 2.223 ha rừng trồng, 1.490 ha rừng tự nhiên và 342 ha rừng khu bảo tồn.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã Púng Luông không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng, đồng thời, xã cũng tăng cường công tác quản lý, kiểm soát lâm sản. Năm 2015, đồng bào địa phương đã trồng mới 84 ha rừng phòng hộ tại bản Mý Háng Tủa Chử và bản Nả Háng B. Các hộ đi đầu thực hiện trồng rừng có hộ ông Lù Vàng Su, Lù Khua Sử ở bản Nả Háng B, hộ ông Lý Chồng Tu ở bản Nả Háng Tâu... Vì vậy, màu xanh của rừng Púng Luông cứ mỗi năm lại được mở rộng thêm.

Bí thư Đảng ủy xã Púng Luông tỏ rõ niềm phấn khởi khi được hỏi và rất hào hứng khi giới thiệu về những mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao của đồng bào địa phương. Có thể kể đến mô hình nuôi ong lấy mật của hộ ông Thào A Khày ở bản Nả Háng Tâu thu về hơn 100 triệu đồng mỗi năm nhờ chất lượng mật tốt, thị trường ưa chuộng, tiêu thụ thuận lợi.

Ông Mùa A Lầu ở bản Nả Háng A nuôi từ 10 - 15 con lợn thịt một lứa cho thu khoảng 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng một năm... Thêm mỗi gia đình thoát nghèo, thêm một hộ vươn lên khá giả, không chỉ là niềm vui của chính các gia đình đó, của lãnh đạo địa phương mà còn là niềm vui chung của làng bản, của cộng đồng. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của Púng Luông chiếm 53,14% và tỷ lệ hộ khá, giàu có 15%. Nhắc lại những con số này để thấy rõ hơn, để thấy quý hơn và cũng để thấy trân trọng hơn các hộ dân thực sự năng động, sáng tạo, chăm chỉ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ở nơi vùng cao xa xôi còn không ít khó khăn này. Nếu mỗi hộ đều ý thức được và biết cách làm kinh tế hiệu quả như ông Thào A Khày, Mùa A Lầu... thì cơ hội thoát nghèo mới thật sự bền vững.

Góp nhặt cho đời sống kinh tế của đồng bào Mông nơi đây là rừng, là cây lúa, cây ngô, cây chè, là chăn nuôi... Những thửa ruộng bậc thang với cây lúa nước dù ít dù nhiều vẫn đóng góp một phần hết sức cụ thể về vấn đề lương thực trên địa bàn xã. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã khẳng định, Púng Luông kinh tế thuần nông nên địa phương luôn chú trọng bám sát chủ trương thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

Với lúa xuân, xã sẽ tiếp tục tăng diện tích gieo cấy vì hiện nay mới chỉ thực hiện được khoảng 60 ha trong tổng số diện tích theo quy hoạch 100 ha. Về cơ cấu giống lúa, địa phương sẽ tiến hành chuyển đổi vào vụ đông xuân này bằng giống mới khi đã có kết quả thử nghiệm trên địa bàn cho hiệu quả tương đối tốt. Đối với cây ngô, Púng Luông gieo trồng  hai vụ, năng suất đạt bình quân 41 tạ/ha/vụ. Sản lượng chè búp tươi trong 9 tháng của năm 2015 đạt 92% so với kế hoạch. Còn có cây sắn, cây dong riềng, cây khoai, rau các loại... giúp bà con vùng cao có thêm đồng ra đồng vào. Ở đây, chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn và gia cầm đều xấp xỉ đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, Púng Luông hiện có 556 đõ ong, sản lượng mật ước đạt 1,2 tấn.

Thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2015, xã đã có 80 hộ thoát nghèo so với kế hoạch huyện giao là 72 hộ. Nỗ lực mỗi ngày, Púng Luông hướng đến một cuộc sống ấm no và tiến bộ cho mỗi người dân.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Người dân xã Thanh Lương làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Xác định giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), là điều kiện để thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, huyện Văn Chấn đã có nhiều giải pháp phát triển GTNT khá hiệu quả. Những con đường của "ý Đảng, lòng dân" nối dài trên các xã, thôn, bản đã và đang đáp ứng cho sự phát triển.

YBĐT - Đến hết tháng 9/2015, tổng thu ngân sách của huyện Mù Cang Chải đạt 314,884 tỷ đồng, bằng 87% dự toán tỉnh giao và 85,5% dự toán huyện giao.

Tính đến thời điểm hiện tại, CHLB Đức đang có 261 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,413 tỷ USD. (Ảnh minh họa)

Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến thời điểm hiện tại,  Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức đang có 261 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,413 tỷ USD, xếp thứ 22 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Chăn nuôi đang là hướng đi đúng trong phát triển kinh tế của xã Nghĩa Phúc.

YBĐT - Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Phúc (thị xã Nghĩa Lộ) đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển chăn nuôi với việc tích cực, chủ động ứng dụng khoa học, kỹ thuật và giống mới nên bước đầu đã hình thành một số mô hình theo hướng hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục