Sản xuất rau xanh gặp khó khăn

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/12/2015 | 10:18:16 AM

YBĐT - "Các loại rau cải thì bị bọ nhảy ăn hết, súp lơ thì nhìn cây rõ đẹp nhưng bị thối giữa thân, lá vàng dần rồi chết, su hào cứ vàng quạch, củ cũng chỉ bằng cái chén uống nước".

 

Những cây súp lơ nhìn bề ngoài phát triển tốt nhưng hầu hết bị thối giữa thân.
Những cây súp lơ nhìn bề ngoài phát triển tốt nhưng hầu hết bị thối giữa thân.

Vụ đông năm nay, người trồng rau trên địa bàn thành phố Yên Bái gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nắng nóng nhiều, có khi đang nắng gắt chuyển sang mưa to gió lớn làm cho rau xanh bị dập lá và sâu bệnh bùng phát.

Nếu như vào thời điểm này của năm ngoái trên khắp các cánh đồng rau của xã Tuy Lộc được bao phủ bởi một màu xanh mướt của các loại rau như: su hào, bắp cải, súp lơ hay rau cải các loại thì năm nay bà con mất mùa, rau trồng không lên được và sâu bệnh nhiều, nhiều gia đình trồng đấy nhưng nản không muốn chăm sóc nên có nhiều đám cỏ mọc tốt hơn rau.

Đang nhanh tay xới lại luống đất vừa nhổ bỏ lứa su hào do không phát triển được để trồng rau khác, bà Vũ Thị Thành, thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc than thở: “Năm nay trồng rau chán lắm! Trồng loại gì cũng không lên được, gieo các loại rau cải thì bị bọ nhảy ăn hết, súp lơ thì nhìn cây rõ đẹp nhưng bị thối giữa thân, lá vàng dần rồi chết, su hào cứ vàng quạch củ cũng chỉ bằng cái chén uống nước. Nhà tôi trồng 1.300 cây bắp cải thì phải trồng dặm lại hơn 700 cây mà cũng không cuốn được, su hào trồng 1.200 cây vừa phải nhổ sạch đi để gieo cải cúc. Từ đầu vụ đến giờ tôi mất hơn 2 triệu đồng tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rồi đấy. Nhà có 6 sào trồng các loại rau, mọi năm chỉ trong vòng ba tháng rưỡi đến 4 tháng là tôi thu được 60 - 70 triệu đồng nhưng năm nay với tình hình này không biết có được bằng nửa ấy không”.

Cũng cùng tâm trạng với bà Thành, bà Bùi Thị Vinh cùng thôn cũng đang nhổ những cây bắp cải bị chết. Vừa làm bà vừa thở dài, chuyện: “Mất hơn triệu tiền giống rồi mà cứ nhổ vứt đi thế này thì không biết sống bằng gì đây! Ruộng bắp cải này tôi trồng lại lần thứ hai rồi đấy mà không hiểu sao cây đang phát triển thì cứ héo dần đi rồi chết. Mọi năm bắp cải chỉ trồng 2,5 tháng là được thu hoạch mỗi bắp có đến 2 - 2,5 kg mà bây giờ trồng được 2 tháng rồi mới đang vào ổ còn không biết có được thu hoạch không nữa”. Toàn xã Tuy Lộc vụ này bà con trồng 75,5ha thì hầu hết đều trong tình trạng chung là rau cằn cỗi kém phát triển và sâu bệnh nhiều.

Hiện tượng bắp cải đang vào ổ tự nhiên héo và chết dần rất phổ biến.

Rời cánh đồng rau xã Tuy Lộc chúng tôi đến xã Tân Thịnh cũng là địa phương có phong trào trồng rau xanh nổi tiếng của thành phố. Hiện nay các cánh đồng rau của xã Tân Thịnh cũng có hiện tượng giống xã Tuy Lộc. Mặc dù người dân rất chịu khó chăm sóc, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng rau vẫn không phát triển được.

Đang xếp ít rau bắp cải xoè lên xe để chở đi bán, bà Bùi Thị Hiền ở thôn 3 Thanh Hùng bảo: “Mặc dù giá rau hiện nay tăng cao, nhưng chúng tôi cũng chẳng vui vẻ gì, vì có rau đâu mà bán: “Năm ngoái 1 cây bắp cải nhà tôi nặng hơn 2kg, su hào 5 lạng/củ. Năm nay, dù đã chú ý theo dõi tình hình dịch bệnh, chăm bón hơn năm trước, song 1 cây bắp cải chỉ nặng vài lạng do không cuộn được,  su hào thì phải 5-7 củ mới được 1kg. Do đó, giá có cao thì tiền thu về cũng không bằng mọi năm. Vào tầm này năm ngoái tôi bán được 7 đến 8 triệu đồng tiền rau rồi nhưng năm nay còn chưa đủ tiền mua cây giống”.

Thời tiết khắc nghiệt cùng với các loại dịch bệnh, sâu hại là các tác nhân chính khiến nhiều vườn rau bị thui chột. Người trồng rau gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc. Với những chủ vườn bỏ nhiều công sức chăm bón, theo dõi thì tình trạng rau có khá hơn, song chất lượng vẫn bị sụt giảm... Do đó, lượng rau trên địa bàn khan hiếm nên giá cả tăng cao so với năm ngoái. Dạo quanh các chợ trung tâm trên địa bàn thành phố Yên Bái: Đồng Tâm, Yên Thịnh, Bách Lẫm cho thấy lượng rau xanh không dồi dào như trước; hơn thế giá cả tăng mạnh: su hào, cải làn, cải thảo giá 18.000 - 20.000 đồng/kg; rau diếp, xà lách, cà chua, đỗ, khoai tây giá 20.000 - 25.000 đồng/kg; bắp cải giá 15.000 đồng/kg...

Trước diễn biến khắc nghiệt của thời tiết để bảo đảm lượng rau xanh cung cấp ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán và ổn định cuộc sống của người trồng rau cơ quan chuyên môn khuyến cáo bà con nên thường xuyên thăm đồng, đầu tư phân bón chăm sóc tốt diện tích rau; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng kỹ thuật. Bà Hoàng Yến - Phó Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Năm nay thời tiết nóng hơn nên dịch bệnh trên rau tăng và phức tạp hơn mọi năm. Bà con cần đề phòng các loại sâu bệnh đối với cây rau họ hoa thập tự như: bắp cải, su hào và các loại rau cải ăn lá thường bị sâu khoang, bệnh sương mai, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh thối nhũn vi khuẩn... Đặc biệt, sâu khoang và bệnh sương mai là hai đối tượng hại chính”.

Hồng Duyên

Các tin khác
Ảnh minh hoạ.

Độ che phủ của rừng tăng từ 39,7% (năm 2011) lên 40,43% năm 2014, dự kiến năm 2015 đạt 40,73% nhưng ​kết quả không đạt so với mục tiêu.

Đây là thông tin từ Diễn đàn bán lẻ Việt Nam 2015 vừa tổ chức hôm qua (9/12), tại Hà Nội.

Kiểm tra thiết bị hộp đen được lắp đặt trên xe khách.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, trong 11 tháng của năm 2015, lực lượng chức năng của các tỉnh, thành đã tiến hành xử phạt với 5.197 xe thông qua dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình (hộp đen).

Thủ tướng Chính phủ vừa giao bổ sung danh mục và kế hoạch vốn nước ngoài (ODA) nguồn ngân sách nhà nước năm 2015 cho các Bộ và địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục