Trấn Yên giữ đàn vật nuôi trong mùa đông

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/1/2016 | 9:35:53 AM

YBĐT - Những năm trước, tập tục thả rông gia súc, gia cầm, không có người chăm sóc của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hồng Ca (Trấn Yên) đã gây không ít khó khăn trong công tác tiêm phòng và phòng chống rét cho đàn vật nuôi của địa phương.

Các hộ chăn nuôi tích cực chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Các hộ chăn nuôi tích cực chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ông Phạm Văn Toàn - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Xã đã chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với cán bộ thú y xã đa dạng các hình thức tuyên truyền cho mọi người dân ở 17 thôn, bản về cách phòng chống đói, rét và dịch bệnh, cho đàn gia súc, gia cầm vụ đông - xuân, kiên quyết không thả đàn đại gia súc khi nhiệt độ dưới 12oC và bổ sung thức ăn dự phòng”.

Đối với xã Nga Quán, chăn nuôi thực sự chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Vì thế, những năm gần đây, xã luôn phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách nuôi, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Nhờ đó, ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi tập trung theo hình thức hộ gia đình, thậm chí xã có cả cơ sở chuyên về lợn nái sinh sản.

Ông Phạm Thăng Long - Chủ tịch UBND xã Nga Quán khẳng định: “Mặc dù bãi chăn thả ít nhưng hiện xã có gần 160 con trâu, bò, 1.200 con lợn và 15.000 con gia cầm. Để chăn nuôi phát triển tốt, nhất là phòng chống dịch bệnh, xã đã triển khai tiêm phòng tụ huyết trùng cho đàn gia súc 68 liều và tiếp tục triển khai tiêm số còn lại, phun thuốc tiêu độc khử trùng ở 204 hộ với diện tích trên 11.000 m2”.

Hiện nay, huyện Trấn Yên có trên 8.300 con trâu, bò, 68.600 con lợn và trên 632.000 con gia cầm. Những năm qua, việc phát triển chăn nuôi trong huyện đã được người dân quan tâm. Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi.

Để duy trì và thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định, ngăn chặn không để dịch bệnh phát sinh, gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, hàng năm, các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, coi đó là một biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh phát sinh, lây lan trên đàn gia súc, gia cầm. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các hộ chăn nuôi đã nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Để bảo đảm đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện sinh trưởng và phát triển tốt, Trạm Thú y huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan khối nông nghiệp tăng cường cán bộ xuống cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác phòng chống đói rét cho trâu bò, tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc.

Đến nay, Trạm đã tiến hành tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho đàn gia súc đạt 80%; tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, dịch tả trên đàn lợn đạt 28%, đồng thời hướng dẫn người dân chủ động tiêm phòng và phun thuốc tiêu độc khử trùng, chuẩn bị đẩy đủ các loại thuốc, vắc-xin để tiến hành tiêm phòng hoặc điều trị dịch bệnh có thể xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Ngoài ra, Trạm còn giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh của các địa phương liền kề, kiểm soát việc giết mổ tại các chợ trên địa bàn để chủ động đối phó sự lây lan của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Ông Nguyễn Ngọc Kim Thanh - Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Trấn Yên cho biết: “Dịch bệnh luôn bùng phát theo chu kỳ 5 - 10 năm/lần. Vì vậy, Trạm giám sát chặt chẽ những địa phương trước kia đã từng có dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh nhưng quan trọng hơn cả là phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm, hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh sạch sẽ khu chăn nuôi, chuồng trại, bảo đảm ấm áp về mùa đông…”.

Bên cạnh việc phòng chống dịch bệnh, công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc cũng hết sức quan trọng. UBND huyện đã có công văn chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, như: vệ sinh chuồng trại, chủ động che chắn  bảo đảm chống rét cho đàn gia súc. Khi nhiệt độ xuống dưới 12oC, không cho gia súc cày kéo, không thả rông hay chăn thả ngoài đồng, cần bổ sung thức ăn tinh và cho đàn gia súc uống nước ấm; chủ động nguồn thức ăn dự trữ từ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch…

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương, sự chủ động của người chăn nuôi, công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Trấn Yên sẽ đạt kết quả tốt, bảo đảm chăn nuôi phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân.

Thanh Hùng (Đài TT - TH huyện Trấn Yên)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra việc kê khai giá cước vận tải trong đó nhấn mạnh việc xử lý nghiêm với các trường hợp tăng giá dịp Tết Nguyên đán.

Gia đình anh Trần Minh Quyền thôn 5, xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) thu hoạch cam Đường canh. (Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT- Yên Bái phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 trồng mới 2.300 ha cam, quýt, bưởi; giữ vững vùng cây có múi hơn 4.000 ha; phấn đấu đưa diện tích cây ăn quả của tỉnh lên 9.000 ha.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

YBĐT - Ngày 5/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2015; triển khai nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

Trong số gần 4.000 cây cầu dự kiến sẽ được đầu tư từ nay đến 2020 sẽ có 295 cầu treo, còn lại là cầu cứng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục