Tiền Phong được mùa nhờ chủ động nguồn nước tưới

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/6/2016 | 3:00:40 PM

YBĐT - Cuối tháng 5, đầu tháng 6, lúa xuân ở Minh Quân (Trấn Yên) bắt đầu chín rộ, nông dân hăng hái ra đồng gặt lúa sớm, đề phòng nước lũ. Bà con trong xã ai ai cũng phấn khởi bởi lại có một mùa vụ bội thu, nhưng vui nhất vẫn là người dân thôn Tiền Phong vì đây là vụ lúa thứ ba bà con được mùa.

Đi một vòng quanh cánh đồng Tiền Phong, trên con đường bê tông phẳng phiu, hai bên là những ruộng lúa chín, bông nào cũng to, hạt cũng mẩy, Trưởng thôn Lê Chí Công dừng lại rồi chỉ tay vào trạm bơm bên bờ sông Hồng nói: “Lúa tốt là nhờ cái trạm bơm này đấy các chú ạ!”.

Rồi ông rãi bày thêm: “Tiền Phong là thôn cuối cùng của xã Minh Quân, bên kia ngòi là đến đất Hiền Lương, Phú Thọ rồi. Cũng chỉ vì ở cuối cùng nên lĩnh vực thủy lợi, thôn chịu nhiều thiệt thòi lắm, nước từ đầm Hậu theo mương tự chảy về đến đây cơ bản là hết, nói đúng hơn là chỉ khi nào các thôn bên trên lấy xong nước thì người Tiền Phong chúng tôi mới có phần; vì thế mà mùa vụ nào ở Tiền Phong này cũng trong tình trạng muộn nước, muộn làm đất, muộn gieo cấy; có năm hạn nặng muộn cũng chẳng có nước, mương máng khô cong; bà con trong thôn dùng đủ loại máy bơm để khắc phục mà nước vẫn chẳng đủ, chi phí cho sản xuất lớn hơn mà năng suất, sản lượng cứ đì đẹt 120 đến 130 kg/sào. Dân Tiền Phong càng có nguy cơ thiếu lương thực khi 8 ha ruộng đã bị thu hồi để làm đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trước tình trạng kể trên, chúng tôi đã kiến nghị lên huyện và Công ty TNHH Một thành viên Tân Phú; thấu hiểu nỗi khó khăn của nông dân, lãnh đạo đã về tận nơi để xem xét rồi cuối năm 2014, huyện đã quyết định đầu  tư trạm bơm này”.

Trước yêu cầu bức thiết về nước sản xuất của bà con, cán bộ, công nhân Công ty Tân Phú đã gấp rút xây dựng mương máng, lắp đặt máy bơm và dựng cột, kéo dây đưa điện về trạm nên chỉ trong một thời gian ngắn trạm bơm Tiền Phong đã đi vào hoạt động. Nhớ vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, khi thấy nước về đến đồng, bà con háo hức lắm, tất cả cùng ra đồng để be bờ, cày, bừa, ném mạ… nhiều diện tích đất trước đây không ai nghĩ có thể cấy được lúa mà giờ cũng đủ nước gieo cấy vì thế mà diện tích ruộng của thôn từ 27 ha đã tăng lên 31 ha. Diện tích tăng đã rất đáng mừng, năng suất còn tăng thêm vài chục cân thóc mỗi sào, nhưng điều phấn khởi nhất là chi phí sản xuất giảm, tốn hẳn công sức bơm nước chống hạn như những vụ trước. Vụ lúa mùa 2015, Tiền Phong giành thắng lợi, tiếp đến vụ lúa xuân 2016 này càng phấn khởi hơn; lúa tốt lắm, giống lai trên 2 tạ một sào, lúa chất lượng cao tuy có thấp hơn nhưng cũng phải tạ bảy, tạ tám.

Nhờ có trạm bơm nên nông dân Tiền Phong đã thừa thóc ăn, bà con chưa gặt xong lúa xuân đã bàn chuyện làm mùa sớm để giành đất làm vụ đông trên đất hai lúa, cả ông Liêm, ông Thà, ông Bắc người thôn Tiền Phong đã nói với chúng tôi rằng: “Giờ chủ động được nước tưới rồi, phải tập trung trồng ngô, khoai trên đất hai lúa thôi. Tất cả là nhờ cái máy bơm đầu làng; ruộng đất còn màu mỡ thêm nhờ bơm nước sông Hồng đỏ ngàu phù sa vào ruộng đấy!”.

Được biết, huyện Trấn Yên đang xem xét triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp mương máng nội đồng ở thôn Tiền Phong vì hiện tại nhiều vị trí đã nứt, vỡ, gây thất thoát nước. Qua đánh giá cho thấy, nếu hệ thống mương hoàn thiện, không nứt, vỡ thì hạn mấy cũng chỉ cần bơm 30 đến 35 giờ mỗi lần là cả cánh đồng đủ nước, rút ngắt thời gian bơm sẽ tiết kiệm chi phí, đặc biệt là tính chủ động càng cao thêm, công trình thủy lợi càng phát huy hiệu quả.

Lê Phiên

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Có 19 dòng hàng linh kiện, phụ tùng ôtô nằm trong diện xem xét thuế nhập khẩu bằng mức trần cam kết WTO, tức là tăng khoảng 5-15% so với hiện tại.

Nông dân Văn Chấn đang tập trung thu hoạch lúa xuân, năng suất ước đạt 60 tạ/ha, riêng vùng cánh đồng Mường Lò ước đạt 70 tạ/ha.

YBĐT - Vụ xuân năm nay, huyện Văn Chấn gieo cấy 4.102/4.070 ha, bằng 100,8% kế hoạch, với cơ cấu giống 50 - 55% là lúa lai; 45 - 50% giống lúa thuần và nếp. Tuy đầu vụ gặp thời tiết rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp nhưng huyện đã kịp thời chỉ đạo và đề ra nhiều giải pháp trong sản xuất.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (thứ 2, phải sang) cùng các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ quế tại Lễ hội quế Văn Yên năm 2015.

YBĐT -Với trên 15.000 ha quế, Văn Yên là địa phương có vùng chuyên canh quế lớn nhất, nhì cả nước.

YBĐT - Trấn Yên hiện có khoảng 300 ha cây ăn quả có múi, tập trung chủ yếu ở các xã Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh. Trong năm 2016, huyện có kế hoạch trồng 80 ha cây ăn quả, qua triển khai nhân dân đăng ký trồng 114 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục