Trấn Yên: Nói “không” với chất cấm trong chăn nuôi
- Cập nhật: Thứ ba, 2/8/2016 | 2:41:26 PM
YBĐT - Gia đình ông Lê Văn Trung ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên là hộ có thâm niên hàng chục năm với nghề chăn nuôi gà lai Đông Tảo quy mô 1.000 con/lứa trở lên, nguồn thức ăn cho gà chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Mong muốn đạt lợi nhuận cao nhất, song ông Chung coi chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng hàng đầu.
Do đó, trong quá trình chăn nuôi, gia đình ông chỉ lựa chọn nguồn thức ăn cho gà từ các cở sở kinh doanh buôn bán thức ăn chăn nuôi có uy tín trên thị trường, đảm bảo nghiêm ngặt chất lượng cám từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất. Thêm nữa, ông Trung tuyệt đối không sử dụng những thức ăn không rõ nguồn gốc, không phối trộn thêm bất cứ chất gì khác vào thức ăn cho gà.
Cơ sở chăn nuôi lợn thịt hàng hóa của gia đình bà Đào Thị Mai ở thôn 13, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên. Với quy mô 100 con/lứa trở lên, thời gian qua, bà Mai cũng không khỏi lo lắng khi thường xuyên được nghe thông tin trên báo chí về các loại chất cấm trong chăn nuôi hay một số cơ sở chăn nuôi bị cơ quan chức năng phát hiện xử phạt. Gia đình bà Mai cũng có suy nghĩ là muốn làm ăn chân chính, cung cấp nguồn thịt lợn sạch an toàn ra thị trường. Tuy nhiên để phân biệt thức ăn chăn nuôi có chất cấm hay không lại cũng không phải đơn giản.
Đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi của ông Trần Văn Đặng tại thôn Phố Hóp, xã Báo Đáp hoạt động đến nay đã mấy chục năm. Mỗi tháng bán ra trung bình khoảng 50 tấn thức ăn chăn nuôi, phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và các xã lân cận. Đại lý của ông đã nhập về các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ của vật nuôi: Cũng không phải đơn giản. Thời gian gần đây, khi nghe thông tin về các loại chất cấm có trong thức ăn chăn nuôi như chất tạo nạc, chất vàng ô, thuốc kháng sinh…, ông Đặng cũng hết sức lo ngại, không biết trong các sản phẩm nhập về có loại chất cấm nào hay không. Một số khách hàng cũng e ngại và có thắc mắc về các loại chất cấm trong thức ăn chăn nuôi mà đại lý của ông buôn bán. Do đó, ông Đặng đã chủ động liên hệ với đơn vị sản xuất để tìm hiểu và được Công ty VIMARK - Bắc Giang ký cam kết về chất lượng các loại thức ăn chăn nuôi cung cấp cho đại lý của ông.
Gia đình ông Lê Văn Trung ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên là hộ có thâm niên hàng chục năm với nghề chăn nuôi gà lai Đông Tảo quy mô 1.000 con/lứa trở lên.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên có trên 300 cơ sở chăn nuôi lợn quy mô từ 30 con/lứa trở lên, trong đó có hơn 200 cơ sở chăn nuôi hàng hóa từ 100 con/lứa; gần 200 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô từ 1.000 con/lứa và hàng nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Cùng với đó là hàng trăm đại lý, cửa hàng kinh doanh buôn bán thức ăn chăn nuôi ở khắp các xã, thị trấn. Qua tìm hiểu, các trang trại, hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện đều nói “không” với chất cấm đã phần nào giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm được nuôi tại địa phương. Tuy nhiên, cũng khó có thể khẳng định hoàn toàn không có hiện tượng sử dụng chất cấm trên địa bàn bởi thực tế chăn nuôi hiện nay chủ yếu vẫn theo hình thức nhỏ lẻ và không phải người chăn nuôi nào cũng nhận biết được mức độ độc hại của các loại chất cấm. Trong khi đó, công tác kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng còn gặp rất nhiều khó khăn như lực lượng mỏng, không có trang thiết bị cần thiết để kiểm tra và kinh phí để gửi mẫu đi kiểm nghiệm, phân tích cao.
Trước thực trạng này, huyện Trấn Yên đã có những giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các vùng chăn nuôi trọng điểm trên địa bàn đến người dân; tăng cường kiểm tra giám sát và xử lí các trường hợp vi phạm các quy định trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, đồng thời tổ chức cho các hộ dân ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Qua đó đã có 100% cơ sở chăn nuôi hàng hóa và hơn 500 hộ dân ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đặc biệt, ngành nông nghiệp huyện còn hướng dẫn các cơ sở sản xuất, các trang trại, gia trại, nông hộ tiếp cận và định hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP để tạo ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững.
Cùng với các cơ quan chức năng, để nói “không” với chất cấm trong chăn nuôi, vốn là yếu tố đầu tiên tạo nên thực phẩm bẩn, các cấp chính quyền tử tỉnh, huyện, xã đều phải vào cuộc một cách nghiêm túc, xử lý triệt để và có biện pháp răn đe hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đạo đức, lương tâm của người sản xuất, kinh doanh
Thanh Tiến - Kim Oanh (Đài TT-TH Trấn Yên)
Các tin khác
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có văn bản đồng ý với kiến nghị của Bộ Tài chính về việc giảm thu phí đường bộ trên đường quốc lộ, cao tốc đối với một số loại phương tiện giao thông.
YBĐT - Là địa bàn tập trung đông các doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) nhưng đến nay, ở thành phố Yên Bái mới chỉ có 22 DNNNN thành lập tổ chức công đoàn.
YBĐT - 6 tháng đầu năm, Cục Thuế tỉnh đã thực hiện 178 lượt giao dịch điện tử, tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian cho các doanh nghiệp khi làm các thủ tục cấp mới, thay đổi, dừng hoạt động.
Công tác quản lý nhà nước đối với ngành công thương cần thay đổi cơ bản để xây dựng nền kinh tế thị trường thực chất và hiệu quả.