Tạo đà cho phát triển chăn nuôi ở Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2016 | 8:49:57 AM

YBĐT - Huyện Văn Yên đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch sang hàng hóa, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi có sự phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng.

Mô hình nuôi gà đẻ trứng theo hướng hàng hóa của gia đình ông Trần Văn Hải, thôn Cầu Cao, xã An Bình (Văn Yên).
Mô hình nuôi gà đẻ trứng theo hướng hàng hóa của gia đình ông Trần Văn Hải, thôn Cầu Cao, xã An Bình (Văn Yên).

Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm về thôn Cầu Cao, xã An Bình để gặp ông Trần Văn Hải, chủ một cơ sở nuôi gà đẻ trứng theo hướng hàng hóa. Sau ít phút làm quen, ông Hải dẫn chúng tôi đi tham quan cơ ngơi của mình. Khác với nhiều nơi, hệ thống chuồng trại, vệ sinh được ông xây dựng bằng tôn, sắt và lưới rất khoa học, hợp lý.

Ông cho biết: “Muốn chăn nuôi ổn định thì chuồng trại phải chắc chắn, sạch sẽ, tiếp đó việc tiêm phòng dịch bệnh phải được tiến hành thường xuyên”. Được biết, ông Hải là một trong nhiều gia đình trên địa bàn huyện được nhận hỗ trợ để phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hoá trong năm nay. Hiện gia đình ông duy trì thường xuyên gần 1.000 con gà đẻ trứng, 200 con gà sạch, 150 con vịt, 59 đôi bồ câu… Với sự cần cù, chịu khó, trừ chi phí, mỗi tháng gia đình ông cũng bỏ túi hàng chục triệu đồng.

Ông Lê Cao Tấn – Phó Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: “Những năm qua, xã đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ của tỉnh, huyện đến các hộ dân. Đến nay, toàn xã có 10 mô hình chăn nuôi hàng hóa tập trung đang mang lại hiệu quả, trong đó có 2 cơ sở nuôi lợn hàng hóa quy mô 100 con/ lứa, 1 cơ sở nuôi lợn nái quy mô 20 con, 3 cơ sở chăn nuôi hỗn hợp quy mô 2 lợn nái và 30 lợn thịt, 2 cơ sở chăn nuôi trâu bò bán công nghiệp, 2 cơ sở chăn nuôi lợn thịt 50 con. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp tại địa phương có bước tăng trưởng khá, thu nhập người dân được nâng cao”.

Theo ông Khổng Giang Lam - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cùng với sự chuyển dịch đúng hướng của ngành nông nghiệp, Văn Yên xác định phát triển 4 vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm là vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, vùng đặc sản quế, vùng sắn và vùng phát triển chăn nuôi. Trong đó, huyện tập trung phát triển sản xuất chăn nuôi ở các xã vùng thượng huyện bằng cách trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng bán công nghiệp; lựa chọn, cải tạo giống trâu bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, phát triển chăn nuôi lợn, gà thương phẩm theo quy mô trang trại…

Trên cơ sở đó, thời gian qua, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chú trọng chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; đồng thời hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, trong chăn nuôi đại gia súc, bên cạnh chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện đã dành kinh phí hỗ trợ bảo tồn giống bò đực lai Sind và công tác thú y, làm chuồng trại, trồng cỏ VA06... Đến nay, toàn huyện có trên 30 mô hình chăn nuôi từ 10 con trâu, bò trở lên, tập trung ở các xã Đông An, Châu Quế Thượng, An Bình, Viễn Sơn, Mậu Đông và thị trấn Mậu A.

Ông Lương Văn Sản - chủ hộ chăn nuôi ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông cho biết: “Năm 2013, gia đình tôi được hỗ trợ nuôi 5 con bò sinh sản. Hàng năm, tôi chú trọng áp dụng kiến thức khoa học để chăm sóc, đồng thời trồng cỏ bảo đảm nguồn thức ăn nên đàn bò sinh trưởng ổn định. Hiện gia đình tôi có trên chục con bò sinh sản chuyên cung cấp giống cho bà con trong thôn. Nhờ đó, gia đình tôi cũng có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống”.

Với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện cùng các làm cụ thể, sáng tạo, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Yên đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng hàng hóa.

Trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện Văn Yên có 163 cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ theo chính sách của tỉnh và của huyện, trong đó có 143 cơ sở chăn nuôi lợn, 20 hộ chăn nuôi trâu, bò. Các cơ sở này cùng với trên 20 hộ chăn nuôi khác trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi Văn Yên, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng vạn nông dân.

Từ đầu năm đến nay, huyện Văn Yên đã tiến hành thẩm định và triển khai hỗ trợ (theo Đề án phát triển chăn nuôi, thuỷ sản của UBND tỉnh) cho 5 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên với số tiền 15 triệu đồng/cơ sở; 10 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên với số tiền 15 triệu đồng/cơ sở; 3 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 30 con trở lên với số tiền 30 triệu đồng/cơ sở; 2 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/ lứa với số tiền 30 triệu đồng/cơ sở; 5 cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô 15 con trở lên với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở; 5 cơ sở chăn nuôi kết hợp 5 lợn nái, 50 lợn thịt với số tiền 20 triệu đồng/cơ sở. 

Hùng Cường

Các tin khác
Đồng bào Dao xã Nậm Lành tích cực trồng và chăm sóc rừng.

YBĐT - Xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn có diện tích rừng 6.000 ha; trong đó, rừng tự nhiên 4.250 ha và rừng trồng 1.750 ha. Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Cục Thuế tỉnh Yên Bái tập huấn triển khai hệ thống quản lý thuế tập trung cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

YBĐT - Ngày 6/4/2016, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật số 106 sửa đổi, bổ sung 3 luật đó là Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế, áp dụng từ ngày 1/7/2016.

YBĐT - Trong 5 năm qua, vốn Chương trình 135 đã hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Trạm Tấu mua gần 2.100 máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

YBĐT - Huyện Văn Chấn vừa kiểm tra tiến độ Đề án "Phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng bán chăn thả" tại xã Gia Hội, Nậm Búng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục