Hôm nay công bố hiện trạng biển 4 tỉnh miền Trung

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/8/2016 | 9:03:12 AM

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì Hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, sau sự cố xả thải của Formosa làm hải sản chết hàng loạt.

San hô ở khu vực hòn Sơn Chà (Thừa Thiên Huế) chết trắng do chất độc từ công ty Formosa thải ra môi trường biển.
San hô ở khu vực hòn Sơn Chà (Thừa Thiên Huế) chết trắng do chất độc từ công ty Formosa thải ra môi trường biển.

Sáng 22/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Hội nghị nhằm báo cáo hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, nghe ý kiến chuyên gia trong nước, quốc tế và các bộ.

GS.TS Mai Trọng Nhuận (Đại học quốc gia Hà Nội) đại diện cho nhóm nghiên cứu trình bày kết quả khảo sát môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua. Sau khi nghe ý kiến các chuyên gia, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà sẽ chủ trì phần hỏi đáp.

Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh lao đao.

Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Sau gần 2 tháng, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết, cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Trình diễn giã bánh dày của đồng bào Mông (Mù Cang Chải) tại các lễ hội luôn thu hút khách du lịch.

YBĐT - Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mà cả người dân bản địa và du khách cùng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch, qua đó người dân bản địa thu được các lợi ích kinh tế - xã hội, đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, văn hóa địa phương.

Lực lượng vũ trang được huy động tham gia khắc phục hậu quả nước sông Hồng dâng.

YBĐT - Theo báo cáo nhanh của các địa phương đến sáng 21/8, mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại lớn cho tỉnh Yên Bái, ước tính khoảng 210 tỷ đồng. Công tác khắc phục hậu quả đang được tập trung cao độ.

Đường sắt Yên Bái - Lao Cai đoạn qua xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái bị ngập suốt ngày 20/8. Ảnh Hoài Văn

YBĐT - Theo Công ty cổ phần Đường sắt Yên Lào, 8 giờ 10 sáng 21/8, Công ty đã chính thức trả đường chạy tàu tất cả các vị trí trên đường sắt qua tỉnh Yên Bái.

Giám đốc Sở GTVT tỉnh Yên Bái Đỗ Văn Dự cùng đoàn công tác kiểm tra công tác xử lý đoạn sạt lở tại đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải.

YBĐT - Ngày 20/8, đoàn công tác của Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Yên Bái do đồng chí Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở dẫn đầu đã đi kiểm tra tình hình sạt, lở đất đá tại các tuyến đường phía Tây của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục