Yên Bái: Cần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lâm nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/10/2016 | 11:58:06 AM

YBĐT - Bình quân mỗi năm Yên Bái trồng 15.000 ha rừng, sản lượng khai thác đạt trên 200.000 m3 gỗ các loại và hàng ngàn tấn nguyên liệu sợi dài và 400 cơ sở, nhà máy chế biến lâm sản, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 1.400 tỷ đồng.

Gieo ươm giống cây phục vụ trồng rừng ở Công ty THHH một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao (Văn Chấn). Ảnh: MQ
Gieo ươm giống cây phục vụ trồng rừng ở Công ty THHH một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao (Văn Chấn). Ảnh: MQ

Hiệu quả kinh tế từ sản xuất lâm nghiệp mang lại không ai có thể phủ nhận được, tuy nhiên so với lợi thế, tiềm năng thì vẫn có thể nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế trong sản xuất.

Với lợi thế của một tỉnh miền núi, đất đai rộng lớn, trong những năm qua Yên Bái đã tích cực đầu tư, khai thác lợi thế sản xuất lâm nghiệp khá hiệu quả. Từ một địa phương có diện tích đất rừng, rừng khá phong phú về chủng loại nhưng nghèo về trữ lượng thì hôm nay tỷ lệ tàn che rừng đã đạt trên 63,5%.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được tốt hơn, trồng và phát triển rừng kinh tế đã trở thành một nghề không thể thiếu với người dân nông thôn. Bình quân mỗi năm Yên Bái trồng mới 15.000 ha rừng, nâng diện tích rừng kinh tế lên trên 200.000 ha. Từ diện tích rừng kinh tế, mỗi năm người trồng rừng, các chủ rừng, các công ty lâm nghiệp khai thác trên 2 triệu m3 gỗ các loại và hàng ngàn tấn nguyên liệu giấy.

Song song với phát triển vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến cũng phát triển không ngừng, hết năm 2015 toàn tỉnh có 400 cơ sở chế biến lâm sản nhỏ và vừa. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2015 đạt trên 1.400 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ ở một tỉnh còn nhiều khó khăn như Yên Bái.

Sản xuất lâm nghiệp không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà nay nhiều gia đình đã trở thành triệu phú, tỷ phú ở các làng quê. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp là rất lớn, nhưng so với tiềm năng, lợi thế thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Diện tích rừng kinh tế thì lớn, song chủ yếu vẫn là rừng keo, bạch đàn, bồ đề... gỗ nhỏ dùng để băm dăm, sản xuất ván ghép thanh và làm cây chống trong xây dựng giá trị không cao.

Bên cạnh đó, giống cây trồng cũng là một vấn đề cần được lưu tâm, hiện toàn bộ giống cho sản xuất chúng ta đều nhập từ địa phương khác về và một phần do dân tự sản xuất. Công tác đầu tư chăm sóc rừng cũng chưa được nhân dân, các chủ rừng và các công ty lâm nghiệp quan tâm...

Những yếu tố đó dẫn đến năng suất, chất lượng rừng thấp. Năm 2015 toàn tỉnh khai thác 8.000 ha rừng kinh tế, sản lượng đạt 210.000 m3 gỗ, năng suất bình quân chưa đạt 50 m3/ha. Với năng suất như vậy, bình quân mỗi một chu kỳ người trồng rừng chỉ đạt 7 triệu đồng/ha. Qua đó cho thấy, thu từ sản xuất rừng kinh tế rất thấp, lãng phí nguồn lao động, đất đai.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp, hiện nay các địa phương tích cực thay đổi giống cây lâm nghiệp, đưa giống cây tiến bộ, chất lượng vào trồng, đồng thời gắn với các cơ sở chế biến. Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn đang tích cực mở rộng diện tích trồng quế.

Bởi thực tế những năm qua cho thấy, trồng 1 ha quế chu kỳ 10 năm thu hoạch từ bán vỏ, thân, cành lá cho thu đạt 60 triệu đồng/năm, cao gấp 6 - 7 lần so với trồng keo, bồ đề gỗ nhỏ. Đối với các huyện vùng cao như: Trạm Tấu và Mù Cang Chải nhân dân đưa cây sơn tra vào trồng, vì đây là loài cây đa mục đích, vừa phát triển rừng phòng hộ chống xói mòn vừa cho thu nhập khá từ khai thác quả.

Một giải pháp nữa bà con nên chuyển hoá từ rừng gỗ nhỏ sang phát triển rừng gỗ lớn bằng cách tỉa thưa. Việc chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn sẽ cho trữ lượng rừng, lượng tăng trưởng bình quân của rừng sau chuyển hóa cao gấp 6 - 7 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ.

Nếu so sánh một chu kỳ trồng rừng keo gỗ nhỏ từ 5 - 7 năm thì việc tỉa thưa, mở rộng không gian dinh dưỡng cho rừng tại thời điểm rừng gỗ nhỏ chuẩn bị đến kỳ thu hoạch và tiếp tục trồng thêm đến chu kỳ khai thác 13 - 15 năm giúp nâng trữ lượng lên khoảng 350 m3. Như vậy, bình quân sẽ cho thu tăng 450 - 500 triệu đồng/ha/chu kỳ khai thác, hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với rừng gỗ nhỏ.

Không chỉ có vậy, trồng rừng gỗ lớn còn giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng nên giảm xói mòn, rửa trôi đất trong quá trình khai thác, trồng lại rừng gây ra. Biết là phát triển rừng gỗ lớn hiệu quả hơn nhưng phần lớn người trồng rừng có thu nhập thấp, không đủ tài chính cho một chu kỳ 13 - 15 năm trồng rừng. Sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn đang là xu thế của thế giới, cũng là giải pháp quan trọng để chuyển đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp.

Phát triển rừng gỗ lớn mang lại lợi ích kép về kinh tế và môi trường, do vậy tỉnh, ngành nông nghiệp cần có những định hướng cụ thể từ công tác quy hoạch phát triển đến giống, kỹ thuật lâm nghiệp, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các chủ rừng, người trồng, sản xuất chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. 

Giải quyết tốt những vấn đề đã nêu, cùng với quy hoạch và phát triển mạng lưới chế biến lâm sản phù hợp với nguồn nguyên liệu, giá trị kinh tế lâm nghiệp sẽ phát triển hơn nữa và sẽ thực sự trở thành một ngành kinh tế chủ lực.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Hội trường Ủy ban nhân dân xã đang được xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 11 sẽ đóng góp vào việc hoàn thành tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa cho địa phương.

YBĐT - Là một trong 3 địa phương của huyện Trấn Yên sẽ cán đích nông thôn mới trong năm 2016, xã Đào Thịnh đang nỗ lực, tăng tốc để hoàn thành các tiêu chí còn lại của năm 2016 là: tiêu chí giao thông, chợ, cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí về môi trường, phấn đấu đến cuối tháng 11 sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Người dân thôn Đồng Đình xây dựng được vùng rau an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Xã vận động nhân dân tích cực đầu tư thâm canh 70 ha lúa nước, đưa các giống lúa mới, lúa lai chất lượng cao vào sản xuất; diện tích đất soi bãi, đất trồng lúa chuyển đổi sang trồng rau màu theo hướng VietGAP... 

Nhân viên CTXSYB sắp xếp, kiểm tra số lượng vé trước khi đưa đến các đại lý.

YBĐT - Nhờ thực hiện tốt quy chế hoạt động về kinh doanh vé số của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xổ số kiến thiết (viết tắt là (CTXSYB), Tổng đại lý bán vé xổ số Việt Cường đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về doanh thu.

YBĐT - Hết 9 tháng đầu năm 2016, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành và hoàn thành vượt mức 30/32 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tiêu biểu là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 82% kế hoạch; giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản đạt gần 129 tỷ đồng, bằng 100,6%; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 10.203 tấn, bằng gần 110%; thu ngân sách vượt 10,2%…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục