Du lịch Yên Bái: Hướng đến phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/11/2016 | 3:57:09 PM

YBĐT - Với lợi thế có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, món ăn đặc sắc và con người thân thiện, những năm gần đây, ngành du lịch Yên Bái đã có bước phát triển.

Lễ hội đền Đông Cuông (huyện Văn Yên) thu hút hàng nghìn khách du lịch tới tham quan, chiêm bái.  (Ảnh: Anh Hải)
Lễ hội đền Đông Cuông (huyện Văn Yên) thu hút hàng nghìn khách du lịch tới tham quan, chiêm bái. (Ảnh: Anh Hải)

Tuy nhiên, để có sự phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng sẵn có, đưa Yên Bái trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của vùng Tây Bắc, ngành du lịch tỉnh Yên Bái đã và đang tiếp tục đầu tư đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Thực trạng

Trung bình mỗi năm, ngành du lịch Yên Bái đón và phục vụ hơn 410.000 lượt khách, doanh thu từ lĩnh vực du lịch bình quân đạt trên 153 tỷ đồng/năm.

Khách du lịch đến Yên Bái chủ yếu là du lịch tín ngưỡng và du lịch cộng đồng. Hành trình thường đi theo tour du lịch miền Tây Bắc, qua các tỉnh: Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La với ngày lưu trú ngắn, chi tiêu du lịch thấp. Về cơ sở lưu trú, toàn tỉnh hiện có 130 cơ sở với 1.902 buồng/3.082 giường. Lưu trú tại nhà dân có 119 hộ đang tham gia làm du lịch cộng đồng tại các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhìn chung, số lượng buồng cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Về nhà hàng ăn uống, toàn tỉnh có trên 100 nhà hàng ăn uống có khả năng phục vụ khách du lịch, tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, trình độ chế biến món ăn chưa cao. Các khu du lịch của tỉnh hầu hết đang trong quá trình đầu tư xây dựng, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn. Các khu vui chơi, giải trí chưa phát triển.

Du khách nước ngoài đi du lịch cộng đồng tại xã Phúc An (Yên Bình).

Điểm tham quan du lịch đa số mới chỉ là điểm đến, chưa có dịch vụ phụ trợ, không có hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch hoặc có nhưng hoạt động theo tính chất kiêm nhiệm nên chưa chuyên nghiệp. Về hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ, chủ yếu là các đơn vị doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định kết hợp các chuyến phục vụ du lịch nên chưa chuyên nghiệp. Các mặt hàng lưu niệm, hàng hóa phục vụ khách du lịch khá đa dạng, như: chè, cam, quýt, mật ong, hàng thổ cẩm, tranh đá quý, gạo nếp nương…

Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa có thương hiệu nên chưa thực sự hấp dẫn du khách. Một số dịch vụ hỗ trợ khách du lịch như: thanh toán ngân hàng, bảo hiểm du lịch, hỗ trợ an ninh du lịch, cho thuê phương tiện… vẫn ở mức bình thường, có hoạt động nhưng chưa chuyên nghiệp. Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch, theo thống kê, hiện, tổng số lao động đang làm việc trong lĩnh vực du lịch của tỉnh có hơn 2.200 người, tuy nhiên, lực lượng này chưa thực sự chuyên nghiệp vì nhiều người không được đào tạo đúng chuyên ngành.

Thêm vào đó, nhận thức về ý nghĩa, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa thực sự coi đây là ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn thu nhập cao, do đó, việc đầu tư xây dựng các trung tâm du lịch, cơ sở lưu trú còn ít. Các tour, tuyến du lịch hình thành chưa rõ nét, chưa thực sự gắn kết với các chương trình, hoạt động, sự kiện du lịch trong khu vực.  

Chất lượng cơ sở lưu trú dành cho khách du lịch ngày càng được  đầu tư, nâng cấp. (Ảnh: Nơi nghỉ của khách du lịch tại cơ sở du lịch cộng đồng ở thị xã Nghĩa Lộ).

Chiến lược dài hơi

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Yên Bái trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của vùng Tây Bắc, hiện, tỉnh đang đầu tư phát triển các vùng du lịch trọng điểm, gồm: hồ Thác Bà, dọc sông Chảy; thành phố Yên Bái và phụ cận; du lịch miền Tây của tỉnh; du lịch huyện Trấn Yên, Văn Yên. Để đạt được mục tiêu đề ra, cùng với tăng cường các nguồn vốn đầu tư; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; liên kết hợp tác du lịch.

Ngành du lịch tỉnh cũng tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ du lịch; tôn tạo, giữ gìn, phát huy giá trị các di sản, danh lam thắng cảnh; tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động phát triển dịch vụ du lịch; tổ chức các đợt tuyên truyền về phát triển du lịch tới các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người làm việc trong lĩnh vực du lịch và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng nội dung tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh; xây dựng chiến lược xúc tiến, đổi mới hình thức tổ chức các sự kiện du lịch bảo đảm thiết thực, hiệu quả; liên kết, hợp tác với các tỉnh Tây Bắc và xúc tiến mở rộng thị trường du lịch trong nước, quốc tế; quản lý chặt các nguồn vốn, nguồn tài nguyên trong quá trình đầu tư phát triển du lịch; tạo cơ chế ưu đãi thích hợp cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ du lịch.

Ngoài ra, cũng sẽ đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động phát triển du lịch thông qua việc thành lập các câu lạc bộ, hiệp hội du lịch - khách sạn, chi hội lữ hành, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh; kiện toàn, nâng cao năng lực vai trò của Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch trong xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Yên Bái.

Hỗ trợ khuyến khích các nghệ nhân truyền dạy và bảo tồn các giá trị văn hóa cộng đồng; thực hiện quy hoạch, xếp hạng các khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch, từ đó đưa ra các phương án bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa của khu vực; tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ, giá các sản phẩm, hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên…

Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Yên Bái đến năm 2020:
 -  Đón 700.000 lượt khách du lịch; trong đó, khách quốc tế đạt 40.000 lượt.
- Cơ sở lưu trú du lịch có 2.500 buồng; trong đó, hạng 3 sao trở lên đạt 15%.
- Ngành du lịch tạo việc làm cho 6.500 lao động trực tiếp và 6.000 lao động gián tiếp.
- Doanh thu du lịch đạt 428 tỷ đồng.

Hồng Oanh


 

Các tin khác

YBĐT - Từ thành công trong tăng vụ ở cánh đồng Tàng Ghênh, những “cánh đồng nghị quyết” được nhân rộng ở xã Xà Hồ, ở Nậm Tộc (Túc Đán), Làng Mảnh (Tà Xi Láng). Bên cạnh đó, Trạm Tấu đã thành công trong việc đưa cây ngô hè thu vào gieo trồng, xóa bỏ tập quán chỉ gieo trồng một vụ ngô xuân hè trên nương đồi, đưa giá trị kinh tế một ha đất nương đồi tăng gấp đôi trước đây và tăng gấp 3,5 lần so với trồng lúa nương.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2016 hơn 2.270 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện thuộc Chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Ngày 29/11, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra một số dự án du lịch trên vùng hồ Thác Bà thuộc địa phận huyện Yên Bình. Cùng đi có lãnh đạo các  sở: Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cập nhập lại danh mục cầu trong Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số và trong Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục