Chi trả phí dịch vụ môi trường rừng: Cần có sự điều chỉnh phù hợp

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/12/2016 | 8:01:50 AM

YBĐT - Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng giải ngân từ năm 2011 - 2015 là trên 132 tỷ đồng.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao chất lượng rừng, đưa độ tàn che phủ lên trên 63%.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao chất lượng rừng, đưa độ tàn che phủ lên trên 63%.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mới được triển khai thực hiện ở Yên Bái chưa đầy 5 năm nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng trong phát triển bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn và để khuyến khích người dân gắn bó với rừng hơn.

Rừng được quản lý, bảo vệ tốt hơn

Sau 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, rừng và chất lượng rừng đã được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2011, toàn tỉnh có 410.709 ha diện tích đất có rừng, trong đó có 233.328 ha rừng tự nhiên, 177.464 ha rừng trồng thì hết năm 2015, diện tích đất có rừng đã nâng lên 428.276 ha, tỷ lệ tàn che đạt trên 63%.

Trên cơ sở kết quả nghiệm thu diện tích rừng có cung ứng DVMTR hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tổ chức chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn. Tổng số tiền DVMTR đã được Quỹ giải ngân từ năm 2011 - 2015 là trên 132 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chính sách chi trả tiền DVMTR được triển khai đã tạo bước phát triển tốt, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt ở các vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số, khó khăn, góp phần vào công tác ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

Đơn giá nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ thuộc lưu vực sông Đà đã tăng từ 200.000 đồng/ha năm 2012 lên 435.600 đồng/ha năm 2015; lưu vực sông Chảy và sông Hồng ngoài ngân sách hỗ trợ giao khoán bảo vệ, các hộ gia đình còn được nhận thêm khoản tiền DVMTR với đơn giá 74.800 đồng/ha (lưu vực sông Chảy) và 163.000 đồng/ha (lưu vực sông Hồng).

Qua đó cho thấy, cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã đóng góp một phần trong tổng thu nhập của người dân, từng bước nâng cao ý thức người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Các chủ rừng là tổ chức đã tiến hành giao khoán rừng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình nên đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ rừng với hộ gia đình và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng được chi trả tiền DVMTR không còn xảy ra.

Để chính sách đi vào cuộc sống

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng trong phát triển và bảo vệ rừng là không ai có thể phủ nhận được. Nhưng trong quá trình thực hiện, sau 5 năm cho thấy, chính sách này còn có những hạn chế nhất định.

Mức chi trả thấp, không còn phù hợp với biến động của thị trường đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/kWh, cơ sở sản xuất cung cấp nước sạch 40 đồng/m3. Mức thu này không bảo đảm thu nhập và tạo động lực, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó, còn có một sự bất cập nữa là trong việc chi trả DVMTR lại trả theo lưu vực của từng cơ sở sử dụng DVMTR tạo ra khoản chênh lệch lớn. Đơn giá nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ thuộc lưu vực sông Đà là 435.600 đồng/ha.

Trong khi đó lưu vực sông Hồng là 163.000 đồng/ha, lưu vực sông Chảy chỉ là 74.800 đồng/ha. Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng phải chấp hành chi trả tiền DVMTR còn chưa phân cấp, giao rõ trách nhiệm đơn vị nào xử lý, dẫn đến vẫn còn có những đơn vị né tránh, nợ đọng kéo dài.

Từ những cái được và những tồn tại, hạn chế nêu trên, thiết nghĩ, thời gian tới, các ngành chức năng cần có những kiến nghị, đề xuất và thực hiện một cách hiệu quả để chính sách chi trả DVMTR đi vào cuộc sống. Các đơn vị còn nợ đọng tiền phí DVMTR cần nâng cao trách nhiệm và chi trả theo đúng quy định.

Tỉnh cũng cần xem xét đến việc chi trả đều cho các chủ rừng nằm trong các lưu vực được chi trả phí DVMTR. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về chính sách chi trả DVMTR đến nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, sớm đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống.

Thanh Phúc

Các tin khác
Lễ hội đền Đông Cuông (huyện Văn Yên) thu hút hàng nghìn khách du lịch tới tham quan, chiêm bái.  (Ảnh: Anh Hải)

YBĐT - Với lợi thế có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, món ăn đặc sắc và con người thân thiện, những năm gần đây, ngành du lịch Yên Bái đã có bước phát triển.

YBĐT - Từ thành công trong tăng vụ ở cánh đồng Tàng Ghênh, những “cánh đồng nghị quyết” được nhân rộng ở xã Xà Hồ, ở Nậm Tộc (Túc Đán), Làng Mảnh (Tà Xi Láng). Bên cạnh đó, Trạm Tấu đã thành công trong việc đưa cây ngô hè thu vào gieo trồng, xóa bỏ tập quán chỉ gieo trồng một vụ ngô xuân hè trên nương đồi, đưa giá trị kinh tế một ha đất nương đồi tăng gấp đôi trước đây và tăng gấp 3,5 lần so với trồng lúa nương.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2016 hơn 2.270 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện thuộc Chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Ngày 29/11, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra một số dự án du lịch trên vùng hồ Thác Bà thuộc địa phận huyện Yên Bình. Cùng đi có lãnh đạo các  sở: Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục