Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở An Bình

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/12/2016 | 8:10:40 AM

YBĐT - Với thế mạnh là nông, lâm nghiệp, An Bình đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Nông dân An Bình thu hoạch mướp đắng.
Nông dân An Bình thu hoạch mướp đắng.

Là xã có diện tích rộng, trên 3.600 ha, xã An Bình (Văn Yên) cũng là một trong những địa phương của huyện Văn Yên có dân số khá đông với trên 1.100 hộ, trên 4.200 nhân khẩu.

Không khó để nhận thấy, những năm gần đây, sản xuất nông, lâm nghiệp ở An Bình đã có bước phát triển khá toàn diện, chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Hàng năm, ngoài chỉ đạo nhân dân chủ động gieo cấy 2 vụ lúa bảo đảm 100% diện tích, cơ cấu giống thuần chất lượng cao chiếm 40%, năng suất trung bình đạt 5,35 tấn/ha, xã chú trọng khuyến khích nhân dân đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất cây lương thực và thâm canh cây hoa màu.

Với diện tích trồng ngô khoảng 350 ha, hàng năm, xã vận động nhân dân đưa vào trồng từ 20 - 25 ha ngô trên đất ruộng 2 vụ lúa, năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha/năm; duy trì và phát triển 550 ha sắn; trong đó, diện tích thâm canh bền vững trên đất dốc là 105 ha; khuyến khích nhân dân chủ động đưa những loại cây rau màu cho giá trị kinh tế cao vào thâm canh trên diện tích 65 ha đất trồng màu. Xã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại tổng hợp theo mô hình vườn - ao - chuồng, rừng - ao - chuồng; trong đó, chú trọng tạo bước đột phá tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm.

Đến nay, tổng đàn trâu, bò của xã có gần 700 con, đàn lợn gần 2.000 con và gần 20.000 con gia cầm. Trên địa bàn xã hiện có 10 trang trại chăn nuôi hàng hóa tập trung; trong đó, duy trì hiệu quả 2 cơ sở chăn nuôi lợn với quy mô 100 con/lứa; 1 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô 20 con; 3 cơ sở chăn nuôi hỗn hợp quy mô 2 lợn nái, 30 lợn thịt; 2 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 50 con và 2 trang trại chăn nuôi trâu, bò bán công nghiệp.

Đặc biệt, với lợi thế về đất rừng; trong đó, diện tích rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi tái sinh gần 900 ha, hiện xã có khoảng gần 1.000 ha rừng trồng. Năm 2016, nhân dân trong xã đã khai thác trên 50 tấn vỏ quế, trồng mới gần 100 ha rừng. Mục tiêu của xã phấn đấu mỗi năm trồng mới 70 ha rừng trên diện tích đã khai thác, chú trọng vào những loại cây công nghiệp, cây nguyên liệu có giá trị kinh tế cao nhằm từng bước nâng cao đời sống nhân dân, tập trung chủ yếu vào các thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Thực tế cho thấy, kinh tế nông, lâm nghiệp phát triển đã kích thích phát triển các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến, tạo sự chuyển dịch lao động tích cực từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập đáng kể cho một bộ phận lao động nông nhàn ở địa phương. Đến nay, trên địa bàn xã đã có gần 120 hộ sản xuất, kinh doanh, 16 hộ kinh doanh dịch vụ vận tải, 10 cơ sở sản xuất đồ mộc.

Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ lĩnh vực chế biến gỗ, chế biến nông sản phát triển khá mạnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, đời sống của người dân cũng dần cải thiện và nâng cao. Chỉ trong 5 năm, từ năm 2010 - 2015, thu nhập bình quân của người dân trong xã đã tăng từ 12,5 triệu đồng lên 21,5 triệu đồng (bằng 107,5% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X đề ra), bình quân lương thực đầu người đạt gần 500 kg/người/năm.

Với quan điểm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là đầu tư cho phát triển, bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và nguồn lực huy động trong nhân dân, hàng chục ki-lô-mét đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã đã được mở mới, nâng cấp và bê tông hóa khang trang, sạch, đẹp; 2 cây cầu dân sinh tại 2 thôn khó khăn nhất của xã là Khe Trang và Khe Rồng đã được đầu tư làm mới trị giá gần 120 triệu đồng; Nhà văn hóa Khe Măng cũng được xây dựng bằng nguồn lực huy động đóng góp của nhân dân.

Đến nay, 8/8 thôn, bản của xã đã có nhà văn hóa phục vụ hoạt động của các đoàn thể và nhân dân tại khu dân cư. Điều dễ nhận thấy nhất ở An Bình là cả xã hiện đã có gần 700 hộ có nhà xây kiên cố, chiếm trên 60% số hộ trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, hết năm 2015, xã còn trên 120 hộ nghèo, chủ yếu rơi vào các thôn đặc biệt khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân, Đảng bộ, chính quyền xã An Bình đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành 27 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm, từng bước phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020, nâng mức thu nhập bình quân của người dân trong xã lên 50 triệu đồng/năm.

Minh Thúy

Các tin khác
Lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và tỉnh Yên Bái tham quan hoạt động sản xuất, kinh doanh ở một số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

YBĐT - Đến nay, toàn tỉnh có trên 317 hợp tác xã (HTX) và trên 2.600 tổ hợp tác, trong đó có 171 HTX nông nghiệp, 81 HTX công nghiệp, còn lại là vận tải, quỹ tín dụng nhân dân, xây dựng...

Vietlott khẳng định, từ 18/7 đến hết năm 2016, Vietlott chỉ tổ chức kinh doanh tại 12 thị trường. Đồng thời cho biết, trong thời gian tới sẽ tập trung chủ động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán của các đại lý tại tất cả các địa phương Vietlott đang kinh doanh.

Ảnh tư liệu.

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị lên Chủ tịch Quốc hội kiến nghị loại bỏ một số hoạt động trong ngành vàng khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

YBĐT - Vụ đông 2016, Phù Nham đã gieo trồng 293 ha; trong đó, ngô trên đất hai vụ lúa 190 ha

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục