Nuôi cá lồng ở thị trấn Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/12/2016 | 1:49:22 PM

YBĐT -  Hiện nay, thị trấn Yên Bình có gần 80 ha nuôi trồng thuỷ sản trong đó diện tích ao đầm là 49 ha, diện tích nuôi quây lưới 24 ha; toàn thị trấn có 81 lồng cá.

Ông Nguyễn Văn Hồng (bên phải) cùng cán bộ khuyến nông huyện Yên Bình kiểm tra cá giống.
Ông Nguyễn Văn Hồng (bên phải) cùng cán bộ khuyến nông huyện Yên Bình kiểm tra cá giống.

Ông Vũ Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình cho biết: “Với diện tích nuôi trồng thủy sản ít, nên trong những năm vừa qua, việc nuôi trồng chưa được chú trọng, mạnh ai nấy làm, hiệu quả không cao. Từ khi huyện Yên Bình có chủ trương đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên canh bền vững, địa phương đã chú trọng vận động những hộ dân gần vùng hồ, các hộ có nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản để thống kê danh sách xin kinh phí hỗ trợ của tỉnh hỗ trợ bước đầu cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu”.

Để minh chứng cho những điều mình nói, ông Tùng dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Hồng, tổ 8B - một điển hình có thu nhập khá từ việc nuôi cá lồng. Gần nửa giờ sau, chiếc xuồng máy đã đưa chúng tôi đến khu vực nuôi cá lồng của ông Hồng.

Cũng như những hộ dân sống quanh vùng hồ, trước đây gia đình ông Hồng chủ yếu là khai thác thủy sản, song nguồn lợi này ngày một cạn kiệt. Câu hỏi: làm gì để nuôi trồng thủy sản hiệu quả đã khiến ông trăn trở bao đêm ngày. Vậy là, tháng 2/2015, ông mạnh dạn đăng ký với địa phương xin kinh phí hỗ trợ đóng 7 lồng cá để nuôi. Không nuôi những loại cá như các hộ dân vẫn nuôi mà ông Hồng lặn lội tìm mua giống cá nheo, cá ngạnh của các hộ dân đánh bắt được đem về nuôi.

Theo như chia sẻ của ông Hồng thì cá nheo và cá ngạnh là những loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, đầu ra thuận lợi nên việc nuôi các loại cá này không lo bị lỗ. Tuy thời gian nuôi lâu (khoảng hơn 1 năm) nhưng giá trị của một lồng cá cũng gần 40 triệu đồng. Dự định năm tới, ông Hồng sẽ đăng ký với địa phương để mở rộng quy mô nuôi cá; đồng thời, đầu tư hệ thống lồng kiên cố hơn để tập trung nuôi chuyên canh lâu dài.

Gia đình ông Vũ Mạnh Chí, tổ 8B cũng vậy. Năm 2012, ông Chí được hỗ trợ đóng mới 6 lồng cá. Sẵn có kinh nghiệm từ trước, nên việc nuôi cá lồng với gia đình ông cũng không có gì khó khăn. Do nhà có ít nhân lực nên ông chỉ nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, song thu nhập sau khi trừ chi phí cũng lãi trên 20 triệu đồng/lồng.

Hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của thị trấn Yên Bình có gần 80 ha, trong đó diện tích ao đầm là 49 ha, diện tích để nuôi quây lưới 24 ha, toàn thị trấn có 81 lồng cá.

Xác định nuôi trồng thuỷ sản là nghề mang lại thu nhập chính, thời gian qua, thị trấn Yên Bình đặc biệt chú trọng trong việc vận động người dân duy trì, mở rộng quy mô nuôi; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến người dân, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện cho người dân.

Để người dân yên tâm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản theo hướng chuyên canh bền vững, tháng 3 năm 2013, thị trấn Yên Bình đã thành lập và ra mắt Hợp tác xã Khai thác dịch vụ và Nuôi trồng thủy sản với 33 xã viên.

Ngay khi đi vào hoạt động, Hợp tác xã đã đầu tư 200 triệu đồng mua các trang thiết bị mở rộng các loại hình dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi thủy sản.

Hợp tác xã tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ cho xã viên và các hộ dân nuôi trồng thủy sản của thị trấn về khoa học, kỹ thuật, cung cấp vật tư, con giống; tổ chức nuôi trồng thủy sản và khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước hồ Thác Bà; giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng hồ và tăng thêm thu nhập cho xã viên, người dân đưa việc chăn nuôi thủy sản trên vùng hồ Thác Bà phát triển một cách bền vững.

Năm 2015, địa phương tiếp tục được UBND tỉnh phê duyệt Dự án Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhân rộng mô hình nuôi cá nheo trong lồng trên hồ Thác Bà, đã góp phần tạo điều kiện để đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên canh bền vững, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Thanh Tân

Các tin khác
Người dân xã Bản Công chủ động nuôi nhốt và dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

YBĐT - Rút kinh nghiệm từ những đợt rét đậm, rét hại của những năm trước, bước vào mùa đông năm nay, huyện Trạm Tấu đã chủ động triển khai các kế hoạch phòng chống đói, rét, dịch bệnh trên đàn gia súc đến 100% xã, thị trấn.

Toàn cảnh Hội nghị công bố quy hoạch.

YBĐT - Sáng 21/12, tại UBND phường Yên Ninh, Sở Xây dựng và UBND thành phố Yên Bái đã phối hợp tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch phân khu tuyến đường hai bên cầu Bách Lẫm, thành phố Yên Bái.

Cán bộ kiểm lâm huyện Trạm Tấu xuống cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân đốt nương rẫy đúng quy trình kỹ thuật.

YBĐT - Hàng năm, mỗi khi vào mùa khô hanh là cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể ở huyện vùng cao Trạm Tấu lại đau đáu lo cho những cánh rừng tự nhiên phòng hộ và rừng trồng phòng hộ trên địa bàn bị “giặc lửa” xâm hại.

Đóng gói sản phẩm rau an toàn của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn xã Văn Phú, thành phố Yên Bái. Ảnh Minh Huyền

YBĐT - Thành phố Yên Bái đã trồng vượt kế hoạch diện tích vụ đông đề ra, trong đó có trên 200 ha rau.  Diện tích trồng rau an toàn theo Dự án tại các xã: Tuy Lộc, Âu Lâu, Văn Phú đã cho thu hoạch và cung cấp một lượng lớn rau an toàn ra thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục