Xã Nậm Khắt: Nuôi trâu để dựng vợ, gả chồng cho con

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/12/2016 | 1:52:10 PM

YBĐT - Năm 2016, xã Nậm Khắt có gần chục cơ sở chăn nuôi đại gia súc quy mô từ 10 con trâu, bò trở lên đăng ký xây dựng mô hình hỗ trợ xây dựng chuồng trại theo chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Ông Thào A Chua chăm sóc đàn trâu.
Ông Thào A Chua chăm sóc đàn trâu.

Đưa chúng tôi đến thăm gia đình ông Chua, anh Phạm Tiến Lâm – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải nói như khoe: “Đồng bào Mông ở nhiều địa phương trong huyện bây giờ cũng đã biết phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng hàng hóa. Ở xã Nậm Khắt, mô hình chăn nuôi đại gia súc của gia đình Thào A Chua được đánh giá hiệu quả. Đây là một trong những hộ chăn nuôi có kinh nghiệm, được lựa chọn tham gia chương trình hỗ trợ xây dựng chuồng trại theo chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh”.

Hỏi chuyện chăn nuôi trâu, bò, ông Chua chia sẻ: “Trước đây, gia đình mình cũng rất khó khăn, trâu cày ruộng không có phải đi mượn. Thấy người dân xã khác nuôi trâu bán được nhiều tiền, mình vay ngân hàng 15 triệu đồng mua con trâu làm giống. Cứ nhân đàn lên, trâu mẹ đẻ trâu con, bán dần đi có tiền mua thêm vài con bò về nuôi, cũng nhân đàn theo cách ấy. Chăn nuôi bây giờ dễ hơn trước vì có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh nên kể cả về mùa rét cũng không lo trâu, bò bị chết”.

Không nuôi trâu, bò theo cách truyền thống mà người dân địa phương vẫn chăn thả tự do trên rừng, ông Chua quây khu đất rộng gần nhà làm chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò.

Ông trồng thêm cỏ voi, cắt cỏ trên rừng và trồng ngô để chủ động thức ăn cho đàn vật nuôi. Nhìn cách mà ông Chua chăm đàn trâu, bò đủ thấy ông là người nắm rất chắc quy trình và kỹ thuật chăn nuôi. Rắc thêm ít cám ngô trộn đều trong máng cỏ cho đàn trâu ăn, ông Chua bảo: “Nuôi trâu, bò bán được tiền hơn nuôi lợn nuôi gà. Nhà có việc lớn thì chỉ cần bán một con trâu hoặc hai con bò đi là đủ tiền chi tiêu. Như mấy đứa con lớn lấy vợ rồi làm nhà ra ở riêng, không có đàn trâu thì không có tiền mà lo cho các con được. Đứa nào ra ở riêng, mình cũng bán một con trâu đi cho tiền làm nhà. Các con mình cũng biết cách phát triển kinh tế từ chăn nuôi trâu, bò nên đứa nào cũng có cuộc sống ổn định”.

Biết kết hợp kinh nghiệm với áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi, đàn trâu, bò của gia đình ông Thào A Chua luôn phát triển tốt, với gần hai chục con trâu, bò sinh sản, trong đó có 9 con trâu. Từ một hộ nghèo, nhờ đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, với sự năng động học hỏi, cần cù chịu khó, gia đình ông Thào A Chua chẳng những đã vươn lên thoát khỏi hộ nghèo mà còn trở thành hộ tiêu biểu phát triển kinh tế giỏi ở địa phương.

Thực tế ở Nậm Khắt, lĩnh vực chăn nuôi đang từng bước phát triển. Thay vì cách chăn thả tự nhiên như trước đây, người dân đang dần từng bước chuyển đổi nhận thức phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà.

Ông Chang A Sửu - Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết:“Tuy diện tích đồi rừng chăn thả tự hiện đang dần bị thu hẹp, khó khăn hơn cho người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc nhưng với phương thức chăn nuôi bán chăn thả cho hiệu quả kinh tế cao, xã khuyến khích, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt. Hiện, toàn xã có 1.309 con trâu, 347 con bò, 467 con dê, đàn lợn duy trì ở mức 4.000 con. Bên cạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, người dân còn phát triển nuôi ong lấy mật. Hiện toàn xã có gần 1.700 đõ ong, sản lượng mật đạt khoảng 9 tấn/năm”.

Năm 2016, xã Nậm Khắt có gần chục cơ sở chăn nuôi đại gia súc quy mô từ 10 con trâu, bò trở lên đăng ký xây dựng mô hình hỗ trợ xây dựng chuồng trại theo chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Phạm Minh

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tuyên truyền công tác bảo vệ rừng và PCCCR với đồng bào Mông.

YBĐT - Mù Cang Chải là địa phương luôn có khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, công tác bảo vệ rừng, PCCCR gặp rất nhiều khó khăn. Đã nhiều năm ở đây luôn là “điểm nóng” về cháy rừng, có năm cao điểm xảy ra hàng chục vụ, diện tích rừng bị cháy cũng hàng trăm ha, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Đường vào xã Nậm Mười những ngày mưa.

YBĐT - Nậm Mười là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, với đa số là đồng bào Dao sinh sống. Con đường từ quốc lộ 32 đến trung tâm xã có chiều dài 25 cây số, nhưng chỉ là đường đất, đường cấp phối. Ngày nắng thì bụi, ngày mưa đường trơn truợt và khi mưa lớn nước đổ về làm giao thông nơi đây bị chia cắt.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

Một cơ sở chăn nuôi heo được công nhận an toàn dịch bệnh động vật.

Ngày 27/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết năm nay, tại Việt Nam, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm cúm A (H5N1) và cúm A (H5N6) tại một số hộ gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục