Triển vọng từ sử dụng chế phẩm sinh học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/12/2016 | 9:08:16 AM

YBĐT - Hiện nay, hướng tới một nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững là xu thế tất yếu.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam (thứ 2, trái sang) thăm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA trên cây thanh long ở xã Bạch Hà, huyện Yên Bình.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam (thứ 2, trái sang) thăm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA trên cây thanh long ở xã Bạch Hà, huyện Yên Bình.

Điều này đòi hỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm các yếu tố về an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, an toàn môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong ngành nông nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội, không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, vật nuôi, cây trồng cũng như không gây ô nhiễm môi trường đã góp phần đáp ứng tốt yêu cầu này.

Năm 2013, huyện Yên Bình có 5 xã: Bạch Hà, Phúc An, Tân Nguyên, Tân Hương, Bảo Ái tham gia mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học EMIC do Dự án Tầm nhìn Thế giới triển khai. Các hộ dân sử dụng nguồn phân hữu cơ này cho cây lúa, rau màu, cây ăn quả đều khẳng định đồng đất được cải tạo, tăng độ phì nhiêu, tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh nên đã bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhờ đó giảm chi phí sản xuất. Ưu điểm vượt trội của mô hình là kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp do tận dụng toàn bộ chất thải trong chăn nuôi và trồng trọt, có thêm nguồn phân bón cho cây trồng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đầu năm 2014, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình phối hợp với Công ty cổ phần Thực phẩm EMI Nhật Bản thử nghiệm ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA để phòng chống bệnh chảy gôm, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cây bưởi tại xã Đại Minh.

Các hộ thử nghiệm với diện tích 2,1 ha đến nay cho hiệu quả rõ rệt, giá trị kinh tế thu về qua các năm đều tăng. Tiếp đó, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp tổ chức tập huấn, tặng chế phẩm EMINA cho người dân dùng thử trên địa bàn 18 xã đồng thời tiếp tục xây dựng các mô hình trình diễn. Đối với các mô hình mở rộng, huyện Yên Bình hiện có 6 hộ sử dụng chế phẩm EMINA trên cây ăn quả có múi, cây thanh long, cây chè, cây lúa.

Từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng chế phẩm EMINA trong chăn nuôi lợn tại huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái” có quy mô 1.500 m2 ở 20 hộ của xã Tân Thịnh, Văn Tiến (thành phố Yên Bái) và xã Minh Quân, Vân Hội (huyện Trấn Yên). Việc sử dụng chế phẩm sinh học EMINA đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, nhất là an toàn cho vật nuôi và người sử dụng.

Ngoài ra, trong suốt quá trình nuôi, người chăn nuôi không phải dọn rửa chuồng nhiều lần, giảm tới 50% công lao động; giảm chi phí về thuốc thú y, thuốc diệt côn trùng; vi sinh vật trong chế phẩm giúp cho hầm bi-ô-ga hoạt động tốt hơn, không bị đóng váng bề mặt, chất lượng gas tốt hơn, giảm mùi khó chịu; nguồn phân sau khi phun chế phẩm trở thành phân hữu cơ vi sinh, nhanh hoai, sạch, phục vụ cho trồng trọt, bảo đảm an toàn cho cây trồng và người sử dụng. Cách sử dụng chế phẩm hết sức đơn giản, dễ làm cũng như có giá thành rẻ, dễ mua trên thị trường.

Bắt đầu từ tháng 12/2015, Trạm Khuyến nông huyện Văn Yên phối hợp với Nhà máy Sắn Văn Yên thực hiện mô hình làm phân hữu cơ từ vỏ sắn với chế phẩm men vi sinh EMIC. Có 180 hộ dân thuộc địa bàn 4 xã trong vùng nguyên liệu sắn của huyện là Mậu Đông, Đông Cuông, Quang Minh, An Bình đã triển khai ở diện tích 60 ha với hơn 420 tấn phân ủ.

Qua số liệu theo dõi, sắn được bón phân hữu cơ vi sinh so với sắn ở mô hình đối chứng làm theo cách thông thường của các hộ dân có các chỉ số tốt hơn. Từ thực tế sinh trưởng và phát triển của cây sắn, dự kiến năng suất mô hình cao hơn đối chứng khoảng 16,7%.

Đặc biệt, đất tại những diện tích sắn được bón phân hữu cơ vi sinh tơi xốp hơn, độ ẩm cao hơn, tỷ lệ mùn cao hơn nên tiềm năng năng suất trong những năm tiếp theo cũng sẽ được giữ vững và nâng cao. Năm 2016, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Công ty cổ phần Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái, trực tiếp là Nhà máy Sắn Văn Yên thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh ủ bằng sản phẩm phụ của Nhà máy Sắn với chế phẩm men vi sinh EMIC bón cho cây sắn trên đất dốc”. Người dân vùng sắn nguyên liệu đã đăng ký bón phân hữu cơ vi sinh cho cây sắn với diện tích 450 ha trong niên vụ 2016 - 2017.

Các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học đã khẳng định hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường cũng như an toàn đối với sức khỏe cộng đồng. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, nhân rộng trong toàn tỉnh một cách đồng bộ, khoa học thì triển vọng từ đây sẽ đem lại ý nghĩa thiết thực.

 Nguyễn Thơm

Các tin khác
Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân ở huyện Mù Cang Chải đã mua được máy cày, máy bừa để sản xuất.

YBĐT - Năm 2016, Ban Dân tộc tỉnh và các ngành, các địa phương trong tỉnh đã phối hợp triển khai thực hiện kịp thời các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của Chính phủ đến các đối tượng trên địa bàn tỉnh được thụ hưởng.

Những con đường bê tông nối gần các bản làng của xã Hát Lừu.

YBĐT - Từ năm 2012 trở lại đây, khi phong trào làm đường giao thông nông thôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân, bộ mặt xã Hát Lừu (Trạm Tấu) đã có nhiều thay đổi.

YBĐT - Tính đến 16h30 ngày 29/12, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 2.235 tỷ đồng, bằng 128% kế hoạch HĐND tỉnh giao, tăng 28% so với cùng kỳ.

Ảnh minh họa.

Chưa nói con số cụ thể nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, tổng thu ngân sách Nhà nước tính tới nay đã đạt 100,7% dự toán trong đó riêng thu tại địa phương đã vượt tới 15% dự toán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục