Hiệu quả trồng mía vàng ở Hồ Bốn

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/2/2017 | 8:08:28 AM

YBĐT -  Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái vừa triển khai thành công mô hình “Trồng mía vàng VN84 - 4137 trên đất nương đồi” tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.

Từ hiệu quả cây mía vàng đem lại, năm 2017, xã Hồ Bốn tiếp tục phát triển diện tích trồng mía lên 0,9 ha.
Từ hiệu quả cây mía vàng đem lại, năm 2017, xã Hồ Bốn tiếp tục phát triển diện tích trồng mía lên 0,9 ha.

Là xã chủ yếu đồng bào Mông sinh sống và thuần nông với các loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô, lạc... trong đó, diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, bà con xã Hồ Bốn chưa có sự đầu tư thâm canh nên năng suất, thu nhập thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhằm giúp đỡ bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao nhận thức trong phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tháng 3/2016, xã đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Trồng mía vàng VN 84-4137 trên đất nương đồi năm 2016”.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ giống, phân bón cho 6 hộ của bản Trống Là để chuyển đổi 0,5 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía. Đồng thời, tập huấn, phát tài liệu kỹ thuật cho các hộ làm mô hình và 20 hộ dân trên địa bàn xã.

Dưới sự hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra từng công đoạn, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mía của cán bộ kỹ thuật, bà con đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc. Gia đình ông Sùng A Vàng, bản Trống Là - hộ đã tham gia chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía theo mô hình trồng mía vàng VN84 - 4137 trên đất nương đồi với diện tích trên 2.000 m2 và ông cho biết: “Bắt tay vào trồng mía thì thấy cây mía có sự sinh trưởng, phát triển tốt và thổ nhưỡng ở đây cũng rất hợp với cây mía. Được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ giống, phân bón và chỉ dẫn cho kỹ thuật trồng, chăm sóc, nên 2.000 m2 đất trồng mía của gia đình tôi đã cho hiệu quả kinh tế cao. Cây mía phát triển to, dóng dài, ngọt đậm và nhiều nước, giá bán từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng/cây đã cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích trồng mía để nâng cao thu nhập”.

Sau thời gian thử nghiệm, 100% hộ dân tham gia trồng mía tại bản Trống Là đều đã thu hoạch. Thân mía có màu vàng ẩn xanh, đường kính thân khi được thu hoạch trung bình từ 2 - 3 cm; chiều cao trung bình từ 2,2 m đến 2,5 m; cây mía sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống đổ và chịu hạn tốt; năng suất đạt 2 tấn/sào. Ông Giàng A Sỉ - Phó Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn cho biết: “Mô hình trồng mía vàng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng tại xã được bà con ưa thích vì đã tự phục vụ được chính gia đình và còn bán được trong dịp tết Nguyên đán. Sau khi trừ chi phí, thu nhập từ mía mang lại cho các hộ từ 1,8 - 2 triệu đồng/sào. Đây sẽ là cơ sở cho việc nhân rộng mô hình để năm 2017 chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển diện tích trồng mía của địa phương”.

Nói về hiệu quả từ việc trồng mía trên đất Hồ Bốn, ông Hoàng Văn Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: “Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trồng mía ở Hồ Bốn phù hợp với đặc điểm, địa hình vùng cao đã cho năng suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là mô hình đã tác động tích cực đến bà con về việc nâng cao nhận thức trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, từ đó, làm thay đổi phương thức sản xuất cũ của người vùng cao, hướng tới nền nông nghiệp bền vững”.

Phát triển kinh tế từ trồng mía không còn là chuyện mới, nhưng việc đưa cây mía vàng vào trồng đối với bà con vùng cao Hồ Bốn đang là hướng đi hiệu quả, giúp người dân dân tộc thiểu số tăng thu nhập, xóa bỏ phương thức sản xuất lạc hậu, góp phần thiết thực trong giảm nghèo bền vững.

Thanh Chi

Các tin khác
Đồng bào Dao huyện Văn Yên thu hoạch quế phục vụ xuất khẩu.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ, đầu tư; hình thành các vùng chuyên canh tập trung, tích cực chuyển giao khoa học, kỹ thuật; xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hóa… là những giải pháp cụ thể, đúng hướng mà huyện Văn Yên triển khai để thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Thanh long Việt Nam.

Từ ngày 8 đến 10-2, Hội chợ quốc tế trái cây và rau củ quả (Fruit Logistica 2017) đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Berlin.

Sản xuất vàng miếng là ngành thực hiện độc quyền nhà nước.

Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ cho ý kiến về dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.

Kiểm tra việc sản xuất măng tại cơ sở kinh doanh măng ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

Năm 2017 tiếp tục là năm cao điểm thanh, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục