Nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm qua biên giới
- Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2017 | 1:47:01 PM
Nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm khác từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam, gây lây lan dịch bệnh, thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện khẩn số 1475/CĐ/BNN-TY đề nghị các đơn vị cơ sở và các Bộ, ngành liên quan tập trung triển khai công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Cán bộ thú y tiêm vắcxin phòng dịch cúm H5N1 cho đàn gia cầm.
|
Theo nội dung Công điện, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đơn vị cơ sở thực hiện chỉ đạo và nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kế cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phấm gia cầm qua biên giới của các tố chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.
Việc lây nhiễm này xuất phát thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.
Công điện 475/CĐ/BNN-TY cũng bao gồm nội dung chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp, các ban, ngành của địa phương và các lực lượng chức năng, đặc biệt là Bộ đội biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y, y tế tổ chức giám sát chặt chẽ tại các thôn, bản, các khu vực tập kết, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc, triệt để đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.”
Công điện cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp để tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm có hiệu quả nhất nhằm ứng phó kịp thời khi có dịch cúm gia cầm xẩy ra, không đế dịch lây lan cho người và xảy ra diện rộng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, virus cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng virus cúm độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8 chưa có ở Việt Nam) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước là rất cao.
Bộ trưởng yêu cầu các địa phương cần tuyên truyền để nhân dân giám sát phát hiện, đấu tranh, không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu vào trong nước tiêu thụ. Vận động người chăn nuôi chỉ mua gia cầm giống từ các cơ sở có uy tín trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y; tuyên truyền cho người tiêu dùng chỉ mua gia cầm, sản phấm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiếm soát thú y để sử dụng làm thực phẩm.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Trong tháng 1/2017, Trung Quốc đã ghi nhận 109 trường hơp người bị nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9 và từ cuối tháng 2/2013 (phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus cúm A/H7N9) cho đến nay đã có 1.174 người bị nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9, trong đó có 417 ca tử vong.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Theo đại diện của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đến hết năm 2016, cả nước đã có 19 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp (tăng 1 liên hiệp so năm 2015) và có 10.756 hợp tác xã nông nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước được quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng...
Ngày 20/2, trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ nhất (SOM 1) diễn ra tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Nhóm công tác về chống buôn bán và chặt phá rừng bất hợp pháp (EGILAT) đã tiến hành cuộc họp nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững, chống buôn bán, phá rừng trái phép, nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC về thương mại gỗ hợp pháp.
YBĐT - Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh năm 2016 đạt hơn 75,853 triệu USD, tăng 13,9 % so với cùng kỳ năm 2015.