Tạo nền tảng để nông lâm nghiệp Văn Chấn phát triển toàn diện, bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/3/2017 | 8:02:55 AM

YBĐT -Trên cơ sở những điều kiện thuận lợi như tiềm năng về đất đai, lao động và kinh nghiệm canh tác, huyện Văn Chấn tập trung chỉ đạo thực hiện các đề án phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản tạo ra những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh gắn với các ngành công nghiệp chế biến.

Một mô hình chăn nuôi đại gia súc ở thôn Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh tham gia Đề án Phát triển chăn nuôi.
Một mô hình chăn nuôi đại gia súc ở thôn Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh tham gia Đề án Phát triển chăn nuôi.

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Văn Chấn xác định phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung theo hướng ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ, phù hợp với sản xuất nông lâm nghiệp của huyện. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của huyện đạt trên 2.500 tỷ đồng. Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giảm tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp.

Trên cơ sở những điều kiện thuận lợi như tiềm năng về đất đai, lao động và kinh nghiệm canh tác, huyện Văn Chấn tập trung chỉ đạo thực hiện các đề án phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản tạo ra những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh gắn với các ngành công nghiệp chế biến nhằm đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Căn cứ vào nghị quyết của huyện, các cơ quan chuyên môn đã xây dựng các đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn như: Đề án Phát triển chăn nuôi; Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản; Đề án Phát triển cây ăn quả; Đề án Phát triển chè vùng cao… trong đó, tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, thâm canh cam, quýt, trồng quế, măng tre Bát độ, chè vùng cao…

Đặc biệt, để các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai với hiệu quả cao nhất, huyện Văn Chấn đã tăng cường tuyên truyền về các chính sách trên địa bàn huyện tới các thôn, bản để người dân được biết, đăng ký thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Ông Hoàng Hải Ướng ở thôn Đồng Bú, xã Gia Hội cho biết: “Được cán bộ huyện, xã tuyên truyền, giúp đỡ về kiến thức chăn nuôi bán chăn thả gia súc, gia đình chúng tôi đã mạnh dạn đăng ký tham gia đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi của địa phương. Chúng tôi mạnh dạn đầu tư khu chuồng đủ điều kiện để chăn nuôi từ 30 con trâu, bò trở lên. Qua đó, vừa phát huy được kinh nghiệm nuôi trâu, bò, vừa có điều kiện để phát triển kinh tế hộ bền vững”.

Hiện, Văn Chấn đã đã triển khai và nghiệm thu hoàn thành 53 cơ sở chăn nuôi trong khuôn khổ Đề án Hỗ trợ chăn nuôi năm 2016.

Cùng với lĩnh vực chăn nuôi, Đề án Phát triển cây ăn quả cũng thu được những kết quả đáng mừng. Văn Chấn đã xây dựng vườn ươm cam, quýt tại thị trấn Nông trường Trần Phú rộng 3.000 m2.

Năm qua, toàn huyện đã trồng trên 260 ha cam với 426 hộ thực hiện. Trong đó, thị trấn Nông trường Trần Phù có 128 hộ trồng gần 80 ha, xã Thượng Bằng La 93 hộ trồng 55,7 ha, xã Minh An có 27 hộ trồng 17,5 ha, xã Tân Thịnh có 58 hộ trồng 32 ha, xã Nghĩa Tâm có 47 hộ trồng trên 30 ha…

Với Đề án Phát triển cây quế, Văn Chấn đã tiến hành ươm trên 2 triệu bầu tại các vườn ươm của huyện. Huyện đã triển khai trồng 445,7 ha tại các xã; trong đó, Sơn Thịnh 26,5 ha, Nghĩa Tâm 51,7 ha, Đại Lịch 34,2 ha, Thượng Bằng La 22,3 ha…

Ông Hoàng Hữu Dũng - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: “Các đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn đã được triển khai nhanh chóng và bước đầu thu được kết quả khả quan. Qua đăng ký của các hộ dân cho thấy, người dân đã xác định được thế mạnh của bản thân gia đình, đặc thù của từng xã, thị trấn để tham gia vào những đề án cụ thể, tuân theo định hướng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo từng vùng của huyện…”.

Mặc dù đã có kết quả bước đầu nhưng trong triển khai thực hiện các đề án tái sản xuất nông lâm nghiệp, huyện Văn Chấn cũng gặp một số khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các đề án.

Ngoài những khó khăn do thời tiết, địa hình, đối với Đề án Phát triển chè vùng cao, theo quyết định của tỉnh sẽ hỗ trợ 10 triệu đồng cho diện tích trồng mới bằng giống chè shan giâm cành có diện tích từ 0,5ha/hộ trở lên ở 2 xã: Gia Hội và Nậm Búng, nhưng thực tế, trồng được 1 ha chè shan giâm cành thì tiền giống hết khoảng 16 triệu đồng.

Khi các hộ tham gia Đề án, phần lớn là hộ nghèo và cận nghèo nên việc thu tiền giống của các hộ này sẽ gặp khó khăn. Đối với Đề án Phát triển cây quế, theo hướng dẫn người dân sẽ thực hiện trồng với mật độ 7.000 cây/ha, như vậy là cao hơn so với quy trình và mật độ trồng hàng năm khoảng 2.500 cây/ha, trong khi mức hỗ trợ chỉ là 3 triệu đồng/ha. Hiện, chưa có kinh phí trả thuê lập hồ sơ thiết kế, nghiệm thu…; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và cơ giới hóa vào trồng trọt, chăn nuôi là những việc Văn Chấn tập trung triển khai với quyết tâm thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020, tạo nền tảng để nông dân khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông lâm nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững, góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

 Khánh Linh

Các tin khác
Hồ Thác Bà - Tiềm năng để Yên Bình phát huy lợi thế ngành công nghiệp không khói. Ảnh: Quang Tuấn

YBĐT - Huyện ủy Yên Bình vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa phê duyệt Quyết định số 636/QĐ-BCT triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ.

Các quan chức cao cấp của 21 nền kinh tế thành viên APEC tham dự SOM 1.

Sáng nay 2/3, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Hội nghị lần thứ nhất quan chức cao cấp APEC (SOM 1) năm 2017 đã chính thức khai mạc

Việc áp trần giá sữa ảnh hưởng đáng kể tới các nhà sản xuất và phân phối sữa tại Việt Nam (Ảnh minh họa)

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa kiến nghị bỏ trần giá sữa đối với mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục