Hiệu quả từ một phong trào
- Cập nhật: Thứ tư, 5/4/2017 | 6:52:34 AM
YBĐT - Bám sát định hướng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, 5 năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh đã tích cực tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các địa phương về chủ trương, cơ chế, nguồn lực nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Mô hình chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái.
|
Hội Nông dân tỉnh đã tham gia, đóng góp ý kiến với HĐND, UBND tỉnh về các đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất như: Đề án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò cho hộ người có công và hộ có thu nhập thấp, giai đoạn 2013 - 2016”; Đề án “Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012 - 2015”; Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016 - 2020”…
Thông qua việc triển khai các đề án đã tạo điều kiện cho hội viên, nông dân trong tỉnh tham gia xây dựng và thụ hưởng các chính sách của tỉnh để mở rộng quy mô đầu tư, phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác, các mô hình kinh tế tập thể tại địa phương.
Để cụ thể hóa và nâng cao chất lượng Phong trào “Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng và triển khai các đề án: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái”; “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục của Hội cho hội viên, nông dân, giai đoạn 2014 - 2018”, “Phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, giai đoạn 2016 - 2018”…
Hội đã và đang tích cực chủ động đề xuất Hội Nông dân Việt Nam triển khai xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; triển khai chương trình phối hợp với 15 sở, ban, ngành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nhằm giúp các hội viên, nông dân từng bước chuyển đổi nhận thức, nỗ lực vươn lên trong lao động, sản xuất, từ năm 2012 đến nay, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã tổ chức hơn 14.000 buổi tuyên truyền cho hơn 610.000 lượt hội viên nông dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong đó, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương VII (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Trung ương VI (khóa XI) về phát triển khoa học - công nghệ; Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức hơn 4.600 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho 117. 480 lượt hội viên; phối hợp với ngành lao động, thương binh và xã hội tổ chức 475 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 1.4000 lượt hội viên; xây dựng 2 mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi tại xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên và xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn.
Hội Nông dân tỉnh đã triển khai 20 dự án với tổng số vốn 9.860 triệu đồng cho 350 hộ hội viên vay bằng nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ Nông dân Trung ương và của tỉnh; giúp gần 400 hộ hội viên vay phát triển kinh tế bằng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện; biên soạn, phát hành miễn phí 1.400 cuốn tài liệu, 850 cuốn cẩm nang, trên 22.000 tờ rơi giới thiệu về các mô hình kinh tế tiêu biểu, các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, các tiêu chí thu nhập, phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Phong trào “Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thúc đẩy các hộ nông dân thành lập các mô hình kinh tế trang trại, gia trại mang lại hiệu quả. Các hộ sản xuất, kinh doanh có xu hướng đẩy mạnh sự liên kết trong sản xuất, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Đến nay, toàn tỉnh có 329 hộ sản xuất theo hướng gia trại, trang trại, trong đó có 18 trang trại, 173 hợp tác xã, 169 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Các mô hình SXKDG của các hộ nông dân khá đa dạng, chủ yếu trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh tổng hợp. Đáng chú ý là các mô hình đã và đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, SXKD, giảm tỷ trọng ở lĩnh vực chăn nuôi.
Năm 2012, lĩnh vực trồng trọt chiếm 42%/tổng số hộ nông dân SXKDG, năm 2016, giảm còn 32%/tổng số hộ SXKDG; lĩnh vực thương mại, dịch vụ năm 2012 chiếm 6,2%/tổng số hộ SXKDG, năm 2016 tăng lên 6,7%/tổng số hộ SXKDG; lĩnh vực sản xuất kinh doanh tổng hợp, năm 2012 chiếm 10%/tổng số hộ SXKDG, năm 2016 tăng lên 16,81%/tổng số hộ SXKDG.
Đến nay, hầu hết các hộ SXKDG đã đầu tư thêm về vốn, mở rộng diện tích sản xuất, xây dựng nhà xưởng, dây chuyền chế biến sản xuất nông - lâm nghiệp, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần quan trọng vào việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh như: vùng quế huyện Văn Yên; vùng tre măng Bát độ huyện Trấn Yên; vùng cam, chè huyện Văn Chấn; vùng bưởi xã Đại Minh, huyện Yên Bình… Số hộ nông dân SXKDG trong toàn tỉnh hàng năm tăng lên rõ rệt.
Toàn tỉnh, hiện có trên 170.000 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKDG, trong đó có: 2.701 hộ đạt danh hiệu SXKDG cấp tỉnh; 20.686 hộ đạt danh hiệu SXKDG cấp huyện; 148.485 hộ đạt danh hiệu SXKDG cấp xã, phường, thị trấn. Nhóm hộ nông dân SXKDG có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm là 34.013 hộ.
Nhóm có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm là 3.340 hộ. Nhóm có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm là 795 hộ. Nhóm có thu nhập từ 500 triệu đồng trở lên/năm là 200 hộ. Các hộ nông dân điển hình SXKDG trong tỉnh là các gia đình: ông Nguyễn Văn Đài, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái; bà Dương Thị Lan, xã Tân Lập, huyện Lục Yên; ông Vũ Huy Quang, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên; ông Sùng A Khua, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải…
Kết quả đạt được từ Phong trào “Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thực sự tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa tổ chức Hội với các hội viên và nông dân.
Phong trào đã khích lệ, động viên các hộ nông dân không ngừng phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong lao động, sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Thời gian tới, các cấp hội nông dân trong tỉnh sẽ tiếp tục vận động các hội viên, nông dân đoàn kết giúp nhau trong sản xuất và đời sống; thực hiện tốt vai trò tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ nông dân về vốn, giống, khoa học, kỹ thuật, liên kết hợp tác trong SXKD và tiêu thụ sản phẩm; động viên, khen thưởng kịp thời các mô hình, điển hình tiên tiến… để động viên mọi người dân ngày càng hăng hái thi đua SXKDG.
Hồng Oanh
Các tin khác
YBĐT - Quỹ Tín dụng nhân dân phường Yên Thịnh (Quỹ Tín dụng Yên Thịnh) có địa bàn hoạt động gồm 2 phường và 1 xã trên địa bàn thành phố Yên Bái là phường Yên Thịnh, phường Đồng Tâm và xã Tân Thịnh - nơi có nhiều hộ dân phát triển sản xuất gia trại, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ.
YBĐT - Thực hiện chương trình hợp tác giữa hai tỉnh Yên Bái – Val de Marne, ngày 4/4, đoàn công tác của Hội đồng tỉnh Val de Marne, Công ty chè Scop – Ti (Cộng hòa Pháp) đến thăm và làm việc tại huyện Văn Chấn về Dự án “Thành lập ngạch thương mại bình đẳng cho sản phẩm chè Suổi Giàng” và Dự án tình nguyện viên người Pháp sang phát triển không gian Pháp ngữ và hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.
YBĐT - Được triển khai hơn 1 năm nay, Đề án phát triển cây chè Shan đã nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của người dân Văn Chấn. Đây cũng là cây trồng thế mạnh, xóa đói giảm nghèo tại các xã vùng cao của huyện.
YBĐT - Mặc dù mới bước qua những tháng đầu của năm 2017, song mục tiêu về kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái có bước tăng trưởng khá, giúp chúng ta lạc quan, kỳ vọng vào một năm nhiều thành công.