Mù Cang Chải khẩn trương tu sửa các công trình thủy lợi, đảm bảo sản xuất

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/8/2017 | 6:27:21 PM

YênBái - YBĐT -  Sau lũ quét, toàn huyện Mù Cang Chải có 146 công trình thủy lợi bị hư hỏng; đến nay đã khắc phục tạm thời trên 80 công trình, hiện vẫn còn 27 công trình đầu mối hư hỏng nặng, gần như không thể tự khắc phục 

Đồng chí Vũ Tiến Đức – Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại tại công trình thủy lợi Mí Háng, bản Tà Ghênh, xã Lao Chải.
Đồng chí Vũ Tiến Đức – Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại tại công trình thủy lợi Mí Háng, bản Tà Ghênh, xã Lao Chải.

Trong bộn bề công việc sau đợt lũ quét kinh hoàng xảy ra trên địa bàn huyện Mù Cang Chải gây thiệt hại lớn về người và tài sản, địa phương đang gấp rút triển khai công tác khắc phục hậu quả bão lũ và khẩn trương thực hiện công tác an sinh xã hội, khôi phục sản xuất với mục tiêu sớm đưa cuộc sống người dân ổn định trở lại một cách sớm nhất.

Một trong những việc được ưu tiên hàng đầu vào thời điểm này chính là sửa chữa những công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu để cung cấp cho những cánh đồng, diện tích hoa màu khi bước vào vụ mùa…

Theo chân đồng chí Vũ Tiến Đức – Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải đến kiểm tra việc tu sửa công trình thủy lợi đầu nguồn suối Mí Háng, đập thủy lợi  Mí Háng, bản Tà Ghênh, xã Lao Chải, chúng tôi được chứng kiến hình ảnh từng đoàn người tay cuốc, xẻng, xà beng… khơi dòng chảy, hót bùn đất từ những mương thủy lợi đã bị đất sạt vùi lấp. Không khí lao động rất khẩn trương, nghiêm túc mặc dù trời vẫn đang mưa khá nặng hạt.
 
Dừng tay cuốc khi chúng tôi hỏi thăm, Anh Giàng A Sử - một người dân cho biết: "Đập thủy lợi Mí Háng này rất quan trọng trong việc điều phối nguồn nước cho cả bản. Vì thế, khi đập bị mưa lũ làm hư hỏng, không cần vận động nhiều, bà con  cũng bảo nhau đến sửa chữa, khắc phục”. 

Được biết, từ sự chỉ đạo khẩn cấp của lãnh đạo huyện, toàn bộ các công trình thủy lợi hư hỏng do bão lũ trên địa bàn đều đang được chính quyền, nhân dân các địa phương khắc phục với phương châm "nhanh nhất có thể”.
 
Đồng chí Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Hiện, công tác dọn dẹp sau lũ vẫn đang được các lực lượng tiến hành. Và một trong những việc quan trọng lúc này chính là khẩn trương huy động nhân dân san gạt, sửa chữa, khắc phục các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất. Huyện đã có thông báo yêu cầu các chi bộ, thôn bản tổ chức họp, bàn phương án, lên kế hoạch sửa chữa bằng lực lượng tại chỗ đồng thời yêu cầu đơn vị phụ trách thủy lợi cử cán bộ đến tận nơi hướng dẫn người dân cách làm, đảm bảo đúng quy trình”.
 
 
          Nhân dân Mù Cang Chải tham gia khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục các công trình thủy lợi.

Theo số liệu thống kê sau bão lũ, toàn huyện Mù Cang Chải có tổng số 146 công trình thủy lợi bị hư hỏng. Trong những ngày qua, với sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn đã khắc phục tạm thời được trên 80 công trình, số còn lại vẫn đang được người dân huy động nhau sửa chữa. Tuy vậy, hiện vẫn còn đến 27 công trình đầu mối bị hư hỏng nặng, gần như không thể tự khắc phục bằng nguồn lực tại chỗ - đây cũng chính là khó khăn lớn đối với huyện vùng cao đặc biệt khó khăn trong việc tái ổn định sản xuất, đảm bảo cuộc sống người dân.
 
Đồng chí Đặng Tuấn Hùng – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Thường vụ Huyện ủy phụ trách xã Lao Chải, chia sẻ: "Những công trình thủy lợi bị hư hỏng nhẹ, thông thường như sạt lở, đất vùi lấp, rác thải gây tắc… thì còn có thể khắc phục bằng lực lượng tại chỗ; còn những những công trình bị thiệt hại nặng như bị nước lũ cuốn trôi, mất đáy bê tông, đá lăn phá hủy… thì phải chờ đợi sự hỗ trợ của Nhà nước, sự quan tâm ủng hộ của các tập thể, cá nhân hảo tâm mới có thể khắc phục”…

Có thể thấy, sự vào cuộc rất kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo, sự đồng thuận góp công sức của nhân dân Mù Cang Chải đã phần nào khắc phục hiệu quả thiệt hại các công trình thủy lợi do bão lũ. Nhưng để hoàn toàn vượt qua khó khăn, sớm đưa sản xuất trở lại guồng quay ban đầu thì rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm sớm đưa cuộc sống người dân nơi đây trở lại ổn định, sớm vượt lên sau mất mát, đau thương.
 
Thiên Cầm

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg (thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg) về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 15-8-2017.

Người dân đến giao dịch vay vốn tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên.

YBĐT - Tính đến ngày 30/6/2017, tổng nguồn vốn cho vay các chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã đạt trên 398,3 tỷ đồng, tăng 19,6 lần so với năm 2003.

YBĐT - Trong 7 tháng đầu năm 2017, qua công tác kiểm tra, lực lượng kiểm lâm huyện đã  phát hiện lập biên bản xử lý 12 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. 

Vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020 cần khoảng 925,7 nghìn tỷ đồng.

Bộ Giao thông Vận tải đã xác định nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 952,7 nghìn tỷ. Tuy nhiên, theo thông báo dự kiến kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Giao thông Vận tải mới được bố trí được 209,1 nghìn tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục