Phụ nữ Phù Nham làm giàu từ cây ăn quả

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/8/2017 | 1:46:49 PM

YBĐT -Xã Phù Nham có trên 140 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm trở lên; trong đó, có trên 10 mô hình trồng cây ăn quả.  

Mô hình vườn cây ăn quả đem lại thu nhập cao của chị Trần Thị Hoa (bên phải) ở thôn Bản Chanh..
Mô hình vườn cây ăn quả đem lại thu nhập cao của chị Trần Thị Hoa (bên phải) ở thôn Bản Chanh..

Thăm mô hình vườn cây ăn quả của gia đình chị Trần Thị Hoa, thôn Bản Chanh, xã Phù Nham, Văn Chấn với diện tích trên 1.800 m2 với các loại cây: ổi, cóc, bưởi... trĩu quả, chị Hoa cho biết: "Trước đây, diện tích này gia đình trồng rau màu, nhưng sức tôi mỗi ngày một yếu không thể chăm sóc rau hàng ngày. Năm 2015, tôi chuyển dần diện tích rau sang trồng cây ăn quả. Ban đầu, tôi phải xuống Hà Nội mua cây giống tại Trung tâm Giống cây trồng F1 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam về trồng.
 
Ngoài ra, tôi cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt do Hội Phụ nữ xã phối hợp tổ chức cùng với sự phù hợp thổ nhưỡng nên ổi, cóc phát triển tốt. Năm 2016, vườn ổi, cóc đã cho lứa quả bói. Năm 2017, gia đình đã bắt đầu có thu hoạch. Những quả ổi to có thể tới 7 - 8 lạng, quả trung bình cũng được 3 - 4 lạng, với giá bán bình quân 25 nghìn đồng/kg thì dự kiến năm 2017 tôi thu được trên 100 triệu đồng”.

Cũng nhờ được tập huấn kiến thức và học hỏi thêm từ sách báo, tài liệu, gia đình chị Phạm Thị Chuyên cùng thôn Bản Chanh cũng đã phát triển kinh tế từ vườn cây ăn quả và hiệu quả rất khả quan.
 
Chị Chuyên đã lựa chọn những loại cây có giá trị cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như: cam Vinh, cam Đường canh, bưởi Diễn, ổi Đài Loan để trồng với diện tích 1.200 m2. Đều đặn mỗi ngày chị Chuyên thu hoạch 50 kg ổi gửi đi Hà Nội. Mùa cam, bưởi tư thương tới tận vườn thu mua.
 
Chị Chuyên phấn khởi chia sẻ: "Gia đình trồng cây ăn quả được 3 năm nay, thay cho diện tích lúa kém hiệu quả. Công chăm sóc cây ăn quả ít hơn mà giá trị kinh tế lại cao hơn 2 đến 3 lần. Chăm sóc cây ăn quả cũng không cần đòi hỏi nhiều kỹ thuật, nhưng ở đây rất nhiều ruồi vàng nên phải chú ý treo bẫy ruồi vàng, bởi ruồi là tác nhân chính gây rụng, thối quả”.

Qua tìm hiểu được biết, hiện Phù Nham có trên 140 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm trở lên. Trong đó, có trên 10 mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương, nâng mức thu nhập bình quân đầu người của xã lên 22 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,8%. Phù Nham cũng là xã tiên phong cán đích xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Chấn.
 
Để có được kết quả đó, thời gian qua, Hội Phụ nữ xã đã chú trọng xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các chi hội. Đồng thời, huy động các nguồn lực từ cộng đồng và thông qua vốn vay ưu đãi của các ngân hàng hỗ trợ hội viên nghèo phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững.

Chị Phùng Thị Điệp - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phù Nham cho biết: "Thời gian tới, Hội Phụ nữ xã sẽ tích cực phối hợp với các ngành liên quan để triển khai nguồn vốn tín dụng cho hội viên vay phát triển kinh tế; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, kiến thức trồng trọt, chăn nuôi; tiếp tục vận động hội viên tham gia các hình thức tiết kiệm và giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.

 Minh Huyền

Các tin khác
Người dân xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Trong 6 năm (2010 - 2016), triển khai Đề án Phát triển giao thông nông thôn (GTNT), toàn tỉnh đã kiên cố hóa 660 km đường bê tông; mở mới, mở rộng 1.326 km đường GTNT.

Thanh tra Giao thông, Sở GT - VT tỉnh Yên Bái kiểm tra tải trọng xe.

YBĐT - Những năm qua, ngành giao thông - vận tải (GTVT) đã thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát tải trọng xe cũng như không ngừng nỗ lực tập trung nâng cao chất lượng quản lý phương tiện vận tải, đăng kiểm phương tiện, góp phần hạn chế sự xuống cấp của hạ tầng giao thông và giảm bớt tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn.

Cầu Bách Lẫm đang được khẩn trương thi công đưa vào sử dụng (ảnh phối cảnh).

YBĐT - Những năm gần đây, Yên Bái đã phát huy nội lực, huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đến nay, mạng lưới giao thông - vận tải (GTVT) trên địa bàn được đầu tư xây dựng với quy mô khá hiện đại, đồng bộ và có tính liên thông, liên kết cao với các địa phương trong vùng. Đây chính là một trong những động lực quan trọng để Yên Bái trở thành vùng đất lành về thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. 

Nông dân xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình trồng mía cho thu nhập trên 60 triệu đồng/ha.

YBĐT - Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), những năm qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới… góp phần giúp người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục