Mưa lũ ở Nghĩa Lộ: Cuốn trôi 1 nhà văn hóa, nhân dân khẩn trương khắc phục hậu quả

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/10/2017 | 9:52:57 AM

YênBái -

YBĐT - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ sáng ngày 10/10 đến sáng 11/10, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn có mưa to đến rất to khiến mực nước từ các con suối dâng nhanh, chảy siết dữ dội, tạo thành cơn lũ lớn chưa từng có trong hàng chục năm qua, gây ảnh hưởng và thiệt hại nặng về tài sản của nhân dân. Một người dân bị lũ cuốn nhưng may được cứu.


 
Đường sá đi lại khó khăn sau lũ.  

Do mưa to kéo dài trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn từ chiều tối và đêm qua (10/10), nước từ các suối thượng nguồn đổ về lưu lượng lớn, gây lũ lớn trên suối Thia. Nước suối dâng cao đã làm ngập nhà dân tại phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ. 

Tại khu vực suối Nung, đỉnh điểm mực nước lũ dâng cao lúc 4h30 sáng nay (11/10) làm ảnh hưởng đến hơn 60 hộ dân sinh sống dọc 2 bên suối thuộc địa phận các tổ 1, 2, 3, 15, 16, bản Ngoa, bản Noong, bản Nọong, phường Pú Trạng. Trong đó có 2 nhà tạm bị cuốn trôi hoàn toàn, 1 người bị lũ cuốn trôi đã được vớt và cứu sống, 1 người bị điện giật đang được điều trị, còn lại chủ yếu là các hộ bị ngập lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng về tài sản, hoa màu. 

Đặc biệt, khu vực xung quanh cầu Nung như Trung tâm Y tế thị xã và nhiều hộ dân ở đây bị ngập sâu.

Tại khu vực suối Thia, mực nước cũng dâng cao, chảy siết kéo theo nhà cửa, tài sản gồm cả vật nuôi như trâu, bò từ thượng nguồn chảy về. Nước lũ tại khu vực này đã cuốn trôi nhà văn hóa tổ 2, phường Cầu Thia. 

Nước lũ trên suối Thia cũng đã gây ngập úng nhiều nhà dân ở thôn Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi. Nhiều diện tích hoa màu, ngô đông bị ngập; nhiều ao cá bị lũ cuốn trôi. 

                        

                        Các tuyến đường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ ngập sâu trong bùn và nước lũ.

Nắm bắt tình hình mưa bão, từ tối mùng 10 đến rạng sáng ngày 11/10, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn thị xã Nghĩa Lộ và các xã, phường đã tích cực triển khai các phương án di dời người, nhà cửa, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm; triển khai các lực lượng công an, bộ đội, dân quân tự vệ giúp dân di dời tài sản, trực tiếp cứu hộ, cứu  nạn những gia đình bị ngập úng, đưa ra khỏi vùng nguy hiểm.
 
Đồng thời, chốt chặn các địa điểm nguy hiểm và cảnh báo cho nhân dân; tuyên truyền, vận động người dân không vớt củi, đánh bắt cá khi nước lũ dâng cao; chủ động thống kê thiệt hại để có những giải pháp khắc phục và hỗ trợ trước mắt giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Cùng với việc chỉ đạo ứng phó với bão lũ, các đồng chí lãnh đạo thị xã đã kịp thời thăm hỏi, động viên một số hộ gia đình bị lũ cuốn trôi; thăm, động viên anh Vũ Văn Tân ở tổ 7, phường Pú Trạng bị lũ cuốn trôi được cứu sống, hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Hiện nay, tình hình mưa bão vẫn đang diễn biến phức tạp, mưa vẫn đang tiếp diễn, dự báo tiếp tục gây ngập lụt, sạt lở đất. Do đó, thị xã Nghĩa Lộ yêu cầu người dân không ra suối vớt củi, đánh bắt cá; các gia đình ở trong vùng nguy hiểm khẩn trương di dời đến nơi an toàn; các cơ quan chuyên môn, UBND 7 xã, phường đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân chủ động ứng phó kịp thời với bão lũ.

* Một số hình ảnh người dân khắc phục hậu quả lũ lụt:
           

 






Các hộ dân ở phường Pú Trạng khẩn trương khắc phục, dọn dẹp nhà ở sau khi nước rút.


Người dân di chuyển đồ dùng sinh hoạt tới nơi an toàn.

                                                 Văn Tuấn - Mạnh Cường -Thu Hạnh

Các tin khác

YBĐT - Nước từ các ngòi suối thượng nguồn đã đổ dồn xuống, gây lũ lớn trên dòng suối Thia.

Nước từ thượng nguồn dồn vào suối Thia với lưu lượng lớn.

YBĐT - Nước dòng suối Thia dâng nhanh, lưu lượng lớn và chảy rất siết, nguy cơ ngập cao ở nhiều địa bàn của thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn.

Mô hình nuôi cá tầm trên hồ Thác Bà.

YBĐT- Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình có xu hướng giảm mạnh diện tích sắn, chè già cỗi và tăng mạnh diện tích cây ăn quả có múi, cây quế và bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh. 

Một cánh rừng bồ đề bị sâu phá trụi. (ảnh minh hoạ)

Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Văn Chấn Vũ Đình Trường cho biết, thời gian qua, do thời tiết mưa nắng bất thường, độ ẩm không khí cao, cây lâm nghiệp trồng mật độ dày, chủ rừng chưa quan tâm phát dọn thực bì nên nhiều cánh rừng trồng trên địa bàn huyện bị sâu ăn lá tấn công trên diện rộng, diện tích bị thiệt hại gần 1.000ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục