Lục Yên chuyển biến từ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/1/2018 | 11:39:48 AM

YBĐT - Năm 2017, huyện Lục Yên tiếp tục triển khai 6 đề án trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: phát triển chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả có múi, cây quế, cây tre măng Bát độ, sản xuất ngô đông trên đất 2 vụ lúa. Trên cơ sở đó, các cơ quan chuyên môn của huyện đã triển khai hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn đối tượng hỗ trợ.

Từ nguồn vốn tái cơ cấu, ở Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa cho thu nhập cao (ảnh minh hoạ).
Từ nguồn vốn tái cơ cấu, ở Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa cho thu nhập cao (ảnh minh hoạ).

Theo ông Nguyễn Văn Tình – Chủ tịch UBND xã Mai Sơn, năm 2017, Mai Sơn được phân bổ hỗ trợ khoảng 500 triệu đồng để phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Trên cơ sở đó, xã đã xây dựng, quy hoạch các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung đồng thời rà soát, lập danh sách các hộ tham gia, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho bà con nhân dân.
 
Đến nay, xã đã hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi 30 ha, tập trung ở 3 thôn Sơn Bắc, Sơn Tây và Đán Đăm; vùng trồng ngô kết hợp chăn nuôi hàng hóa tại các thôn Sơn Thượng, Sơn Tây, Sơn Bắc và Đán Đăm.
 
Nhờ đó, kinh tế của địa phương, nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp chuyển dịch tích cực, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đây là điều kiện để xã tập trung xây dựng, hoàn thành 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trong năm qua.
 
Được biết, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, năm 2017 huyện Lục Yên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương triển khai hỗ trợ, xây dựng, phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa.
 
Đến nay, huyện đã tiến hành nghiệm thu cho 3/5 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên; 18/18 cơ sở chăn nuôi hàng hóa; 5/5 lồng cá; trồng mới 84,66/80 ha cây ăn quả có múi, trên 100 ha quế và 135,6 ha tre măng Bát độ.
 
Ngoài ra, huyện cũng triển khai hỗ trợ tiêm phòng cho gia súc, gia cầm tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và hỗ trợ giống ngô đông trên đất 2 vụ lúa. Từ những hỗ trợ trên, người dân có vốn mở rộng sản xuất, tiếp cận với các cây trồng có giá trị cao; nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa đã được xây dựng, hoạt động hiệu quả, bước đầu mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân.
 
Đánh giá về những chuyển biến từ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Hiện nay, huyện đang hình thành một số điểm, vùng sản xuất và các cơ sở chăn nuôi hàng hóa. Trong đó phải kể đến vùng cam, tre măng, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Kết thúc năm 2017, tổng sản lượng lương thực có hạt trên địa bàn huyện đạt trên 56.510 tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7.265 tấn; tốc độ tăng trưởng toàn ngành bình quân trên 5%/năm”.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản; phối hợp với các cấp, ngành thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tiến tới đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Hùng Cường

Các tin khác
Mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả tốt.

Ngày 13/1, Công ty cổ phần Rynan Smart Fertili Zers đã khánh thành, đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất phân bón thông minh tại khu công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Đây nhà máy sản xuất phân bón thông minh đầu tiên tại Việt Nam.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm có mặt kịp thời cùng với lãnh đạo tỉnh chỉ đạo, kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ bất thường xảy ra tại thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - "Ưu tiên cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai và đề cao tính chủ động của nhân dân để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp với những diễn biến cực đoan của thời tiết” - đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy khi trao đổi với phóng viên (P.V) Báo Yên Bái về công tác phòng chống thiên tai năm 2018.

Nhà máy Sắn Văn Yên chủ động nguyên liệu phục vụ chế biến.

YBĐT - Đóng góp vào kết quả trên vẫn là các sản phẩm chủ lực của huyện như: tinh dầu quế, sắn, điện thương phẩm…

YBĐT - Xăng E5 - RON 92 được Công ty Xăng dầu Yên Bái đưa vào bán thử nghiệm từ tháng 12/2015, tại 2 cửa hàng ở thành phố Yên Bái và huyện Lục Yên. Tuy nhiên, sản lượng đạt rất thấp (bình quân 18 m3/tháng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục