Trạm Tấu tập trung các nguồn lực giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/1/2018 | 11:41:02 AM

YBĐT - Năm 2017 vừa qua, vốn cho Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện là 17.705 triệu đồng; Chương trình 30a, ngân sách Trung ương trên 52.391 triệu đồng. 

Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu chăm sóc rau sạch, chủ động thực phẩm cho gia đình.
Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu chăm sóc rau sạch, chủ động thực phẩm cho gia đình.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, huyện Trạm Tấu đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác giảm nghèo huyện và các xã, thị trấn; phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án được đầu tư, điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo…

Năm 2017 vừa qua, vốn cho Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện là 17.705 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh phân bổ 7.148 triệu đồng, vốn WB trên 6.069 triệu đồng, ngân sách địa phương 209 triệu đồng và vốn nhân dân đóng góp 4.278 triệu đồng. Chương trình 30a, ngân sách Trung ương trên 52.391 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư 20.719 triệu đồng và vốn sự nghiệp trên 31.672 triệu đồng.

Từ các nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư 9 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm 4 công trình chuyển tiếp như đường xã Tà Xi Láng, đường xã Làng Nhì; thủy lợi Giao Lâu, xã Pá Lau; thủy lợi Tàng Ghênh - Kháo Dê, xã Bản Công.
 
5 công trình khởi công mới gồm thủy lợi Háng Là Trang, xã Pá Hu; công trình cấp nước thôn Tấu Giữa, xã Trạm Tấu; thủy lợi Làng Ninh, xã Túc Đán; thủy lợi Tà Đằng, xã Tà Xi Láng; đường Bản Hát - Xà hồ, xã Xà Hồ, đến hết tháng 12/2017, đã đạt 99,5% so với kế hoạch.
 
Nhằm thực hiện các tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, huyện đã triển khai các chính sách hỗ trợ giống lúa vụ đông xuân, vụ mùa, ngô hè thu và phân bón cho 11.306 lượt hộ với kinh phí 5.609 triệu đồng.
 
Để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng 32.353 ha, huyện đã giao khoán bảo vệ cho 9.173 lượt hộ tham gia, kinh phí chi trả năm 2017 là 12.819 triệu đồng. Cùng với các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện đã mở 15 lớp dạy nghề cho 440 người lao động nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; tạo điều kiện cho 945 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn để phát triển sản xuất với tổng dư nợ trên 27 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ về y tế, đã hỗ trợ mua 24.250 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng… kinh phí trên 16,4 tỷ đồng.
 
Trong năm, các cơ sở y tế đã khám, chữa bệnh miễn phí cho 42.763 lượt người nghèo, dân tộc thiểu số, kinh phí 8,4 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo cho con em hộ nghèo, người dân tộc thiểu số cũng được đặc biệt quan tâm với tổng kinh phí hỗ trợ đạt 49.038 triệu đồng và 674,8 tấn gạo hỗ trợ cho 76.350 lượt học sinh và 192 giáo viên.
 
Các chương trình được triển khai như hỗ trợ miễn giảm học phí cho 18.575 lượt học sinh; hỗ trợ kinh phí học tập cho 29.142 lượt học sinh; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3 đến 5 tuổi với 7.560 lượt học sinh… Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã hỗ trợ 97 hộ với kinh phí 5.554 triệu đồng.
 
Ngoài ra, người nghèo còn được tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, hỗ trợ tiền điện và công tác bảo trợ xã hội và an sinh xã hội đảm bảo đúng, đủ, kịp thời đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước.
 
Để thúc đẩy kinh tế các xã, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn phát triển, hàng năm, gần 4.000 hộ nghèo trên địa bàn huyện còn được hỗ trợ sản xuất qua được cấp giống lúa, ngô, nilon che mạ xuân và phát triển chăn nuôi trâu cái sinh sản, mua giống lúa, ngô mới, phân bón và chuyển đổi diện tích lúa nương sang trồng ngô, cỏ voi, hỗ trợ máy nông cụ sản xuất…

Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo, năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trạm Tấu đã giảm từ 67% năm 2016 xuống còn 60% năm 2017, tương đương với 316 hộ thoát nghèo bền vững.
 
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Ban Chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến cơ sở tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát và sử dụng hiệu quả các dự án được đầu tư; tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; nhân rộng mô hình giảm nghèo để giúp người nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Thái Hưng

Các tin khác
Từ nguồn vốn tái cơ cấu, ở Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa cho thu nhập cao (ảnh minh hoạ).

YBĐT - Năm 2017, huyện Lục Yên tiếp tục triển khai 6 đề án trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: phát triển chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả có múi, cây quế, cây tre măng Bát độ, sản xuất ngô đông trên đất 2 vụ lúa. Trên cơ sở đó, các cơ quan chuyên môn của huyện đã triển khai hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn đối tượng hỗ trợ.

Mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả tốt.

Ngày 13/1, Công ty cổ phần Rynan Smart Fertili Zers đã khánh thành, đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất phân bón thông minh tại khu công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Đây nhà máy sản xuất phân bón thông minh đầu tiên tại Việt Nam.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm có mặt kịp thời cùng với lãnh đạo tỉnh chỉ đạo, kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ bất thường xảy ra tại thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - "Ưu tiên cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai và đề cao tính chủ động của nhân dân để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp với những diễn biến cực đoan của thời tiết” - đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy khi trao đổi với phóng viên (P.V) Báo Yên Bái về công tác phòng chống thiên tai năm 2018.

Nhà máy Sắn Văn Yên chủ động nguyên liệu phục vụ chế biến.

YBĐT - Đóng góp vào kết quả trên vẫn là các sản phẩm chủ lực của huyện như: tinh dầu quế, sắn, điện thương phẩm…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục