Góp phần bảo vệ rừng Yên Bái bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2018 | 10:35:15 AM

YBĐT - Sau 7 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), chất lượng rừng đã được nâng lên, giữ vững, duy trì hệ sinh thái rừng đầu nguồn nói riêng và rừng toàn tỉnh Yên Bái nói chung.

Rừng đầu nguồn được bảo vệ tốt.
Rừng đầu nguồn được bảo vệ tốt.

Là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, hiện toàn tỉnh có 523.275 ha đất lâm nghiệp, chiếm 75,9% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 479.626 ha (đất có rừng 387.576 ha, chiếm 74,7% diện tích đất lâm nghiệp; đất chưa có rừng 92.050 ha; đất trồng rừng chưa thành rừng 21.881 ha...). 

Trong 479.626 ha đất lâm nghiệp thì rừng phòng hộ 152.794 ha (bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chưa có rừng), rừng đặc dụng 36.147 ha, rừng sản xuất 290.684 ha.
 
Những năm qua, với sự lãnh đạo của tỉnh, đặc biệt là từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, sản xuất lâm nghiệp có những bước chuyển biến quan trọng; trong đó, đã chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội và là một trong những ngành có vị trí quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 
Có thể khẳng định, sau 7 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã mang lại những lợi ích to lớn cho một bộ phận nhân dân sống gần rừng và sống bằng nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đời sống còn nhiều khó khăn. 

Tiền DVMTR là một nguồn tài chính quan trọng, góp phần làm giảm bớt áp lực cho việc bố trí cân đối ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
 
Hiện, tổng diện tích rừng nằm trong lưu vực có cung ứng DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh là 213.113,8 ha (diện tích quy đổi 205.182,7 ha) với 22 chủ rừng là tổ chức, 8 chủ rừng không phải là tổ chức nhưng được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ (các hạt kiểm lâm được UBND các huyện, thị xã giao trách nhiệm quản lý rừng tổ chức giao khoán bảo vệ rừng) và trên 20 ngàn hộ cá nhân.
 
Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đều có hướng dẫn các chủ rừng, UBND các huyện rà soát, xây dựng hồ sơ, kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã chủ động đàm phán và tổ chức ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với các đơn vị sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2017, toàn tỉnh đã thu và chi trả trên 68 tỷ đồng và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thanh toán tiền DVMTR cho các chủ rừng, các hộ gia đình trên 73 tỷ đồng.
 
Ông Tô Xuân Quý - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cho biết: "Thực tế cho thấy, hiện nay người dân các địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh đã ý thức hơn trong bảo vệ và phát triển rừng. Tình trạng xâm chiếm đất rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép đã giảm rõ rệt và gần như không còn xảy ra tại các khu vực chi trả DVMTR". 

"Bên cạnh đó, chính sách chi trả tiền DVMTR được triển khai đã tạo bước phát triển tốt, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, khó khăn, góp phần vào công tác ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh” - ông Quý nói.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2018, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái dự kiến thu trên 69 tỷ đồng tiền DVMTR và chi trả tiền DVMTR năm 2017 cho các chủ rừng trên 68 tỷ đồng. 

Song song với chi trả cho các chủ rừng, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách chi trả DVMTR để người dân hiểu rõ hơn về chính sách; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chi trả DVMTR cho đúng đối tượng. Tham mưu với UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc thu nộp và ký ủy thác chi trả DVMTR theo đúng quy định.

Thanh Phúc

Các tin khác
Đồng bào Mù Cang Chải đã xóa bỏ dần tập quán chăn nuôi thả rông gia súc. Ảnh Quang Tuấn

YBĐT - Năm 2017, mặc dù bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ quét nhưng tổng đàn gia súc chính của huyện Mù Cang Chải vẫn đạt trên 60 nghìn con, bảo đảm 100% kế hoạch, tăng 4,3% so với cùng kỳ.

Nguyên phụ liệu dệt may là nhóm hàng có thuế suất nhập khẩu 0% .

Năm 2018, có 5.535 dòng thuế được cắt giảm về 0% theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo huyện Mù Cang Chải nắm tình hình phòng chống rét cho gia súc trên địa bàn. Ảnh Tuấn Anh (TTXVN)

YBĐT - Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải từ ngày 10/1, nhiệt độ giảm xuống thấp, còn từ 2 – 5 độ C nên tại đèo Khau Phạ, núi Púng Luông và xã La Pán Tẩn... đã xuất hiện băng giá. 

Cán bộ Trung tâm SUDECOM kiểm tra chuồng úm gà con của các hộ tham gia Dự án Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn ở xã Phúc An.

YBĐT - Mô hình chăn nuôi gà thả vườn là mô hình giảm nghèo có hiệu quả đối với người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình này, đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục