Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái nâng cao chất lượng điểm giao dịch phục vụ người nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/3/2018 | 1:58:30 PM

YBĐT - Tại mỗi trụ sở UBND xã, phường, thị trấn đặt một điểm giao dịch lưu động, mỗi tháng ít nhất một lần, tổ giao dịch lưu động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trực tại điểm giao dịch để thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và triển khai các công việc quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn.

Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tiết giảm các chi phí của người vay, thực hiện dân chủ, công khai trong việc sử dụng vốn tín dụng chính sách, những năm gần đây, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh không ngừng đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động giao dịch lưu động tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.

 
Với hình thức, tại mỗi trụ sở UBND xã, phường, thị trấn đặt một điểm giao dịch lưu động, mỗi tháng ít nhất một lần, tổ giao dịch lưu động của NHCSXH tỉnh trực tại điểm giao dịch để thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và triển khai các công việc quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn.
 
Toàn bộ các thông tin về chính sách tín dụng ưu đãi, danh sách hộ vay, tình hình dư nợ của các hộ dân trên địa bàn các xã, phường, thị trấn đều được niêm yết công khai tại bảng tin của NHCSXH đặt tại điểm giao dịch. 

Hiện tại, NHCSXH tỉnh đã tổ chức được 180 điểm giao dịch ở 180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Hoạt động giao dịch đã đi vào nề nếp. Tại các điểm giao dịch được trang bị đầy đủ biển chỉ dẫn, biển hiệu, bảng tin, thông báo chính sách, hòm thư góp ý, các trang thiết bị làm việc để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
 
Hàng tháng, NHCSXH tỉnh tổ chức giao dịch đầy đủ, đúng lịch, vận chuyển tiền xuống tận điểm giao dịch để giải ngân, thu nợ, thu lãi, tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho người vay. Công tác giao ban hàng tháng giữa NHCSXH với chính quyền cấp xã và các tổ chức đoàn thể làm ủy thác cấp xã được duy trì đều đặn, góp phần quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.
 
Đặc biệt, để đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các điểm giao dịch, NHCSXH tỉnh đã lắp camera theo dõi, giám sát hoạt động tại các điểm giao dịch. Việc tổ chức điểm giao dịch xã đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, các cấp chính quyền đánh giá cao và tạo điều kiện thuận lợi. 

Nhờ đó, mặc dù mỗi tổ giao dịch của NHCSXH chỉ có từ 3 - 4 người, nhưng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, nên trong những năm qua đã không để xảy ra tình trạng mất an toàn trong hoạt động giao dịch lưu động.

Thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh đang triển khai 12 chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh cho trên 84.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn. 

Riêng năm 2017, NHCSXH tỉnh đã cho hơn 20.000 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với số tiền 639 tỷ đồng. 
 
Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tính đến ngày 31/12/2017 đạt 2.534 tỷ đồng (tăng 245 tỷ đồng so với năm 2016), trong đó, vốn cân đối từ Trung ương là 2.315 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,3% tổng nguồn vốn; vốn huy động tại địa phương 200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,9% tổng nguồn vốn; tiền gửi của các tổ chức và nhân dân 108,7 tỷ đồng (tăng 62,9 tỷ đồng so với năm 2016); tiền gửi huy động thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn 91,3 tỷ đồng (tăng 23,3 tỷ đồng so với năm 2016); vốn ủy thác từ ngân sách địa phương 19,1 tỷ đồng (tăng 3,9 tỷ đồng so với năm 2016).

Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định, việc triển khai các điểm giao dịch lưu động là cần thiết để NHCSXH tỉnh mở rộng tín dụng, cung cấp dịch vụ ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển; đồng thời, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
 
Trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân; chủ động lồng ghép có hiệu quả hoạt động vay vốn của khách hàng với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư để giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả.

Đồng thời tuân thủ chặt chẽ, nghiêm chỉnh chính sách, quy trình nghiệp vụ tín dụng, phân tích, xử lý kịp thời các khoản nợ xấu; nâng cao chất lượng tín dụng nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần cùng các cấp, ngành và các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hồng Oanh

Các tin khác
Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương.

Ngày 6-3, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lồng ghép việc tổ chức thi công thí điểm 1km đường cao tốc vào đề án "Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và giá xây dựng” do Bộ Xây dựng chủ trì. Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng, đề án sẽ hoàn thành vào năm 2021.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 35, về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Xưởng chế biến gỗ rừng trồng của đoàn viên Nguyễn Văn Thanh cho hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Đến nay, toàn huyện Văn Yên đã có trên 20 mô hình sản xuất và kinh doanh của thanh niên đang phát huy hiệu quả.

YBĐT - Toàn huyện hiện có 258,8ha dâu tằm, tập trung chủ yếu ở các xã: Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp và đang phát triển ở Đào Thịnh, Hòa Cuông...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục