Tuổi trẻ Yên Bình lập thân, lập nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/3/2018 | 9:34:04 AM

YênBái - YBĐT - Đến nay trên địa bàn huyện Yên Bình có 147 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 200 - 600 triệu đồng/năm.


Trước đây, cuộc sống của gia đình đoàn viên Lý Văn Thân ở thôn Khe Cọ 1, xã Tân Nguyên còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có đất đồi và anh từng trồng thử nghiệm nhiều loại cây nhưng vẫn chưa loại cây nào mang hiệu quả kinh tế. Từ tháng 3/2017, Lý Văn Thân đã mạnh dạn trồng 416 cây ổi Đài Loan và ngay trong vụ bói quả đã mang về cho Thân trên 6 triệu đồng.
 
"Nhà tôi có 5 ha đất đồi rừng, nhưng vấn đề trồng cây gì cho hợp với thổ nhưỡng nơi đây thì còn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, từ khi đưa cây ổi Đài Loan vào trồng, bước đầu cho kết quả khả quan nên trong năm 2018 tôi tiếp tục nhân rộng thêm hơn 500 cây nữa” - anh Thân chia sẻ.

Đối với đoàn viên Hoàng Đức Công ở tổ 14A, thị trấn Yên Bình, sau khi tốt nghiệp Khoa Sửa chữa ô tô, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, anh đã đi phụ việc ở nhiều xưởng sửa chữa ô tô ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... 

Cùng với kiến thức được học kết hợp với quá trình tích lũy qua thực tế công việc, năm 2003 Công quyết định khởi nghiệp bằng việc mở xưởng sửa ô tô trên chính quê hương mình.
 
Hoàng Đức Công cho biết: "Mới đầu khởi nghiệp tôi cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn và nhân lực. Nhưng với ý quyết tâm của bản thân, sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến nay, xưởng sửa chữa ô tô của tôi luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng. Kết thúc năm 2017, tổng thu nhập đạt trên 600 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 4 đoàn viên với mức lương 7 triệu đồng/người/tháng”.



Mô hình trồng ổi Đài Loan của đoàn viên Lý Văn Thân, thôn Khe Cọ 1, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Cùng với hai mô hình trên, đến nay, trên địa bàn huyện Yên Bình xuất hiện nhiều thanh niên lập nghiệp với nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, có 147 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 200 - 600 triệu đồng/năm, chủ yếu là nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như: quế, keo lai, cây ăn quả có múi; nuôi cá, kinh doanh tạp hóa, chế biến lâm sản.
 
Điển hình như mô hình trồng bưởi, chăn nuôi của đoàn viên Tạ Hữu Tỉnh ở xã Đại Minh; trồng rừng kết hợp chăn nuôi của đoàn viên Vi Văn Nguyên ở xã Cảm Nhân; chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ của đoàn viên Phương Quốc Dũng,  xã Xuân Lai...


Khởi nghiệp với ý chí tự lực, tự cường, đến nay đoàn viên Hoàng Đức Công, tổ 14A, thị trấn Yên Bình đã là chủ xưởng sửa chữa ô tô cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Huyện đoàn Yên Bình cho biết: để có được kết quả trên, những năm qua, Huyện đoàn Yên Bình luôn chủ động phát động Phong trào "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" tới các cơ sở Đoàn và Đoàn trực thuộc; tập trung hướng dẫn và triển khai các phong trào hành động cách mạng trong từng đối tượng thanh niên.

Xây dựng hệ thống giải pháp trong xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ.
 
"Cùng đó, chúng tôi phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình giúp thanh niên được tiếp cận với các nguồn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên với tổng dư nợ trên 32 tỷ đồng" - Bí thư Ngà chia sẻ.

Phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng với sự tin tưởng của các cấp  ủy chính quyền và những kết quả đạt được, tuổi trẻ huyện Yên Bình sẽ tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào diễn đàn "Tuổi trẻ Yên Bái - sáng tạo xây dựng quê hương”, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Văn Tuấn - Mạnh Cường

Các tin khác
Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tạo hình sản phẩm.

YBĐT - Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Yên Bái trong tháng 2/2108 ước đạt 605,2 tỷ đồng, giảm 16,1% so với tháng trước, tính chung 2 tháng đầu năm đạt 1.326,8 tỷ đồng, tăng 10,59% so với cùng kỳ.

Các địa phương đã gieo ươm được 112.478 nghìn bầu cây giống phục vụ trồng rừng.

YBĐT - Hết tháng 2, các huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái đã trồng mới 1.178 ha, bằng 7,9 % kế hoạch.



Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên hướng dẫn kỹ thuật trồng tre măng Bát độ cho nông dân xã Lương Thịnh.

YBĐT - Vụ xuân 2018 là vụ đầu tiên gia đình bà Lương Thị Hoàn ở thôn Liên Thịnh, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên trồng tre măng Bát độ. Hai héc-ta đất đồi trồng keo đã được vợ chồng bà quyết định phá bỏ để đăng ký trồng tre măng.

Mô hình trồng bưởi đem lại hiệu quả cao của gia đình ông Đặng Văn Trung, thôn Bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Nhờ khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của địa phương, năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của thôn Bản Chanh, xã Phù Nham (Văn Chấn) đạt 28 triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục