Nghĩa Lộ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/3/2018 | 2:51:42 PM

YBĐT - Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tạo sản phẩm hàng hóa sạch, liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, tháng 8 năm 2016, UBND tỉnh đã giao cho UBND thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với huyện Văn Chấn thực hiện Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò cho sản phẩm gạo của cánh đồng Mường Lò tỉnh Yên Bái” với 2 loại gạo đề nghị Nhà nước bảo hộ là Séng cù và Hương chiêm.


Thông qua việc bảo hộ thương hiệu gạo Mường Lò với hình thức chỉ dẫn địa lý, thị xã nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn sẽ có cơ chế, chính sách quản lý, quy hoạch sản xuất, kinh doanh gạo Mường Lò chặt chẽ, hiệu quả hơn; đồng thời, nâng cao danh tiếng, uy tín, chất lượng, giá thành gạo Mường Lò, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng góp phần ổn định thu nhập cho người trồng lúa; từng bước cụ thể hóa mục tiêu đưa ngành nông nghiệp thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, thị xã Nghĩa Lộ cũng triển khai Đề án nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp thị xã năm 2017 đạt nhiều kết quả.
 
Nhờ đó, trong sản xuất lúa năm 2017, thị xã tiếp tục duy trì diện tích gieo cấy cả năm trên 1.500 ha, trong đó diện tích lúa hàng hóa trên 1.000 ha, năng suất bình quân đạt 58, 22 tạ/ha/vụ. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm khác để nâng cao giá trị thu nhập, vụ đông 2017 - 2018, thị xã đã tích cực chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND 7 xã, phường đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất được hơn 623 ha cây vụ đông, đạt 82,54% diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa.
 
Đồng thời, trong sản xuất vụ đông, để nâng cao thu nhập, bên cạnh cây trồng chủ lực là cây ngô tẻ, ngô nếp, thị xã đưa vào thử nghiệm, xây dựng các mô hình cây con mới theo hướng an toàn và bước đầu các mô hình này đã mang lại hiệu quả, nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng như: mô hình rau đỗ đậu Hà Lan; mô hình cà chua an toàn tại phường Cầu Thia; mô hình rau an toàn gắn với phát triển du lịch ở xã Nghĩa An và xã Nghĩa Lợi… Kết quả, đến hết năm 2017, giá trị sản xuất trên một héc-ta đất ruộng của thị xã Nghĩa Lộ đạt 135 triệu đồng, tăng 2,8 triệu đồng/1ha; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 10.000 tấn.

Ngoài ra, để tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển bền vững, trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, hàng năm, thị xã cũng triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo cơ chế hỗ trợ của trung ương và của tỉnh đạt kết quả khả quan.
 
Riêng năm 2017, thị xã đã hỗ trợ 9 cơ sở chăn nuôi tại 7 xã, phường, với tổng kinh phí 210 triệu đồng; hỗ trợ 80 cây rơm cho hộ nghèo với tổng kinh phí 42 triệu đồng; giao kế hoạch vốn cho các xã triển khai thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững, Chương trình 135 với tổng kinh phí 489 triệu. Nhờ đó, tổng đàn gia súc chính của thị xã đến hết năm 2017 đạt hơn 16.000 con, đàn gia cầm gần 108.000 con.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, đầu năm 2018, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện đề án nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nông nghiệp của thị xã năm 2018.
 
Trong đó, sản xuất lúa tiếp tục duy trì diện tích ổn định 500 ha lúa hàng hóa chất lượng cao; chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong phòng, chống dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tránh tồn dư trên sản phẩm lúa gạo; tiếp tục triển khai các mô hình sản xuất lúa gắn với bao tiêu sản phẩm, sản xuất lúa lai F1, lúa giống Hương biển 3, Việt lai 20; J02, Séng cù, Nam hương 4 với tổng diện tích 38 ha, tổ chức đánh giá hiệu quả để nhân rộng; xây dựng hiệp hội gạo khu vực Mường Lò để quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò khi được cấp giấy chứng nhận; tiếp tục nghiên cứu chọn mô hình cây, con giống có giá trị kinh tế cao, phù hợp để tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thực hiện mô hình sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm, nhất là sản phẩm có thế mạnh của thị xã là cây rau màu trái vụ; đồng thời, khuyến khích các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp quy mô nhỏ và vừa theo hướng bán công nghiệp.

Thùy Hương (Trung tâm TT - VH Nghĩa Lộ)

Các tin khác

YBĐT - Đến nay trên địa bàn huyện Yên Bình có 147 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 200 - 600 triệu đồng/năm.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tạo hình sản phẩm.

YBĐT - Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Yên Bái trong tháng 2/2108 ước đạt 605,2 tỷ đồng, giảm 16,1% so với tháng trước, tính chung 2 tháng đầu năm đạt 1.326,8 tỷ đồng, tăng 10,59% so với cùng kỳ.

Các địa phương đã gieo ươm được 112.478 nghìn bầu cây giống phục vụ trồng rừng.

YBĐT - Hết tháng 2, các huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái đã trồng mới 1.178 ha, bằng 7,9 % kế hoạch.



Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên hướng dẫn kỹ thuật trồng tre măng Bát độ cho nông dân xã Lương Thịnh.

YBĐT - Vụ xuân 2018 là vụ đầu tiên gia đình bà Lương Thị Hoàn ở thôn Liên Thịnh, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên trồng tre măng Bát độ. Hai héc-ta đất đồi trồng keo đã được vợ chồng bà quyết định phá bỏ để đăng ký trồng tre măng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục