Nhiều phương tiện sẽ tự do qua biên giới 6 nước Tiểu vùng Mekong

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/3/2018 | 9:20:06 AM

Bộ Giao thông ký hợp tác với 5 nước Tiểu vùng sông Mekong để công nhận các loại xe lưu thông qua biên giới.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai giúp lưu thông hàng hóa sang Trung Quốc.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai giúp lưu thông hàng hóa sang Trung Quốc.

Chiều 15/3, Bộ trưởng Giao thông các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Myamar và Việt Nam thống nhất nhiều nội dung quan trọng nhằm hiện thực hóa Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước (Hiệp định GMS-CBTA).

Theo đó, các nước sẽ cấp 500 giấy phép mỗi ngày cho các phương tiện đi lại mà không phải làm thủ tục tại các cửa khẩu; cho phép tạm nhập phương tiện mà không phải nộp các loại thuế nhập khẩu, không phải bảo lãnh hải quan...

Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, hiệp định GMS giữa các nước đã ký kết hơn 10 năm song do tình hình mỗi nước phát triển khác nhau nên giai đoạn đầu thực hiện chưa tốt. Gần đây các nước mới tổ chức thường niên và đề xuất giải pháp mới, nội dung quan trọng nhất là đi đến sự thống nhất cho phép mỗi nước được 500 phương tiện mỗi ngày đi lại thuận lợi, qua cửa khẩu không phải làm thủ tục.

Hiện đã có 5 nước đã ký biên bản ghi nhớ, riêng Myanmar xin hoãn thực hiện đến năm 2020. Sau khi ký kết, Bộ trưởng giao thông các nước sẽ cụ thể hóa nội dung thực thi.

Theo ông Thể, các phương tiện trong khu vực tiểu vùng sông Mekong sẽ đi lại thuận lợi trong 3-5 tới; khi Việt Nam hoàn thành cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh và Hạ Long - Móng Cái thì hàng hóa rất dễ dàng đến Trung Quốc, tương tự như tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện nay.

Hai nước Việt Nam và Lào đang thu xếp vốn để xây dựng cao tốc Hà Nội đến Vientiane. Việt Nam đang tìm vốn để xây dựng cao tốc và đường sắt nối từ TP HCM tới Phnompenh (Campuchia). 

"Kết nối hàng không có chi phí cao, đường biển sẽ đi lại rất lâu, chúng ta kết nối đường bộ và đường sắt để đi xuyên các nước sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đặc biệt để phát triển du lịch giữa các nước", Bộ trưởng Thể nói.
 
(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ông Hoàng Văn Gòong, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn chăm sóc cặp bò sinh đôi nhờ phương pháp truyền tinh nhân tạo.

YBĐT - Trong chiến lược tái cơ cấu ngành chăn nuôi, con giống được coi là khâu then chốt mở đầu cho cả quá trình. Việc ứng dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo (TTNT) là một trong những nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đàn trâu, bò, từng bước cải tạo, phục tráng đàn trâu, bò đang bị thoái hóa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi.

Lực lượng kiểm lâm Văn Yên triển khai phương án bảo vệ rừng. (Ảnh: Hồng Vân)

YBĐT - Thời gian qua, tình hình khô hạn, nắng nóng phức tạp làm tăng nguy cơ cháy rừng rất cao. Hiện, chính quyền địa phương, ngành chức năng đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là các huyện thị phía Tây của tỉnh.

Khách hàng đến giao dịch tại Phòng Giao dịch của Ngân hàng NNPTNT huyện Văn Yên ở thị trấn Mậu A.

YBĐT - Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên đã đầu tư cho 6.180 khách hàng vay, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 1.025 tỷ đồng, chiếm 96%/tổng dư nợ.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành​ Thông tư 04/2018/TT-NHNN​ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục