Hiệu quả nuôi ong dưới tán rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/4/2018 | 11:48:36 AM

YBĐT - Với một địa phương có tiềm năng kinh tế đồi rừng như xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình thì mô hình nuôi ong mật dưới tán rừng đã trở thành một hướng đi tiềm năng.

Từ 12 đõ ong nuôi dưới tán rừng, gia đình chị Phùng Thị Minh, thôn Hợp Thịnh, xã Phú Thịnh có thu nhập 25 - 30 triệu đồng/năm.
Từ 12 đõ ong nuôi dưới tán rừng, gia đình chị Phùng Thị Minh, thôn Hợp Thịnh, xã Phú Thịnh có thu nhập 25 - 30 triệu đồng/năm.

Trước đây, gia đình chị Phùng Thị Minh, thôn Hợp Thịnh chủ yếu làm nông nghiệp, trồng rừng và nuôi một vài đõ ong mật phục vụ gia đình. Năm 2015, chị Minh tham gia Dự án trồng và chăm sóc rừng bền vững (FSC) của Hội Nông dân tỉnh và được tập huấn kỹ thuật nuôi ong dưới tán rừng, chị đã mạnh dạn nhân đàn và đầu tư thêm 5 đõ. Đến nay, gia đình chị Minh đã có 12 đõ ong đem lại 10 - 12 lít mật/tháng, với giá bán 200.000 đồng/lít, thu được  2 - 2,4 triệu đồng/tháng.
 
Chị Minh chia sẻ: "Ban đầu nuôi chưa quen, nhiều khi còn bị ong đốt sưng tấy cả chân, tay. Dần dần học hỏi được kỹ thuật thì tôi thấy nuôi ong mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ và dày công chăm sóc. Hơn nữa, người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn hay các loài hoa, mùa hoa nở, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào và mùa lạnh khan hiếm phấn sẽ phải xử lý làm sao để ong không bay đi”.
 
Nếu đầu tư 800.000 đồng/đõ và bỏ công sức ra nuôi một năm lợi nhuận lên đến 2 - 2,5 triệu. Tuy nhiên, nuôi ong cũng phải lưu ý đến bệnh thối trùng và ong có tập tính theo mùa, mùa lấy mật theo từng đợt.
 
Đến thời điểm giao mùa, tháng 6, tháng 7, ong có hiện tượng thường bay đi mất và nếu không có kinh nghiệm nuôi ong thì dễ mất. Ngoài ra, cần phải thường xuyên chú ý đến việc chuyển đàn ong đến các vùng có nhiều hoa để ong hút mật. Chuyển ong đến những nơi an toàn không để ong rừng bắt hoặc kiến, gián chui vào ăn mật. Công việc di chuyển đõ ong cũng thường phải làm trong đêm, vì khi đó đàn ong đã về tổ ngủ, không bị phân tán đàn và ít bị ảnh hưởng do thay đổi vùng khí hậu đột ngột…

Cũng như chị Minh, ông Nguyễn Danh Sự, thôn Đồng Tâm cũng phát triển kinh tế từ đồi rừng. Hiện, ông có 3 ha rừng và 10 đõ ong. Ông Sự cho hay: "Tận dụng những loại hoa rừng, gia đình tôi nuôi ong để tăng thêm thu nhập. Ong mật thích nhất là hoa nhãn, vải và các loại mật ở lá cây keo, cây bạch đàn… Nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi, sản lượng mật ong có thể đạt 10 - 12 lít/đõ/năm. Ngoài ra, từ đàn ong chính có thể tách ra được 1 - 2 đõ ong giống. Việc xuất bán ong giống cũng mang lại nguồn thu 800.000 đồng/đõ cho người nuôi ong”.
 
Nhờ trồng rừng, nuôi ong lấy mật mà gia đình ông Sự vừa có mật ong để sử dụng vừa góp phần phát triển kinh tế gia đình ngày càng khá giả sung túc. Mật ong rừng được mọi người ưa chuộng, tin dùng nên mật làm ra đến đâu bán hết đến đó.

Sử dụng tán rừng để nuôi ong mật đang là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của những người trồng rừng xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. Hiện, tổng diện tích rừng của toàn xã là 500 ha đã được cấp chứng chỉ FSC và toàn xã có trên 30 hộ nuôi ong dưới tán rừng với trên 500 đõ, góp phần đưa mức thu nhập bình quân đầu người đạt 28,4 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,7%.

Theo chị Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thịnh: "Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ong kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, nhiều gia đình trên địa bàn xã Phú Thịnh đang tích cực triển khai mô hình nuôi ong lấy mật, đẩy mạnh trồng rừng. Tới đây, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục khuyến khích các hộ đẩy mạnh phong trào nuôi ong lấy mật, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương”.

Minh Huyền

Các tin khác
Tổng Công ty Hòa Bình Minh luôn thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

YBĐT - Tại hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm trước và triển khai nhiệm vụ năm sau, Tổng Công ty đề tổng kết Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và ký cam kết thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh trật tự trong năm sau với đầy đủ các thành phần.

Một cây quế bị sâu ăn trụi lá non.

YBĐT - Theo bà Nguyễn Thị Phương - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện, theo chu kỳ, vụ xuân năm nay, sâu róm hại lá quế đã xuất hiện ở các xã: Kiên Thành, Quy Mông, Y Can, Đào Thịnh, Tân Đồng...

Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Văn Yên bị sạt lở, hư hỏng do ảnh hưởng thiên tai.

YBĐT - Năm 2017, thiên tai xảy ra liên tiếp ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên với nhiều đợt có cường độ lớn và bất thường, điển hình là đợt nắng nóng kéo dài 5 ngày đầu tháng 6 và 15 đợt mưa lũ, giông lốc, sấm sét xảy ra trong tháng 4 đến tháng 10. 

Đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng, giá nhà sẽ tăng.

Theo ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, việc đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng sẽ khiến Nhà nước thất thu một khoản thuế rất lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục