Đó là kiện toàn ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp và điều chỉnh phân công nhiệm vụ cho các thành viên; điều chỉnh bổ sung kế hoạch PCTT-TKCN của địa phương sát với tình hình thực tế; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương.
Các cấp, ngành, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới nhân dân để nâng cao nhận thức, ý thức và hành động về PCTT-TKCN. Việc tổ chức lực lượng, triển khai công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương án đã lập sẵn để sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra. Ở cấp huyện tăng cường kiểm tra, rà soát, đôn đốc cơ sở có phương án di dời các hộ dân sống trong vùng nguy hiểm có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở đất, ven suối, ven sông đến nơi an toàn.
Khi có thiên tai xảy ra phải chủ động triển khai các nội dung chỉ thị, thông báo của cấp trên xuống cơ sở; rà soát, phân công các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện phụ trách địa bàn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, chủ động đối phó với thiên tai; phối hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân các địa phương tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả và tăng cường thông tin, cảnh báo, tuyên truyền kịp thời cho nhân dân.
Bên cạnh đó duy trì việc trực phòng chống thiên tai 24/24 giờ trong thời gian diễn ra mưa bão tại cơ quan thường trực và các ngành thành viên đồng thời liên tục cập nhật tình hình, diễn biến về thiên tai kịp thời, chính xác, báo cáo theo đúng quy định. Đối với các xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương châm "4 tại chỗ”.
Các địa phương cần quan tâm kiểm tra, rà soát các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai, các công trình giao thông và thủy lợi, các điểm khai thác khoáng sản để chủ động phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa thải và đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống trong khu vực cũng như kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất để xây dựng phương án cụ thể di dời các hộ sống trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Đối với các hồ chứa, huyện Trấn Yên tăng cường kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống van điều tiết, nhất là các hồ chứa lớn như: hồ Đầm Hậu, hồ Tự Do, hồ Chóp Dù... và xây dựng quy trình điều tiết hồ chứa để đảm bảo vận hành trong mùa mưa lũ.
Với hệ thống đê, kè và các công trình thủy lợi, UBND các xã, thị trấn chủ động phối hợp với Công ty TNHH Tân Phú, cơ quan chuyên môn kiểm tra các tuyến đê, hồ chứa thủy lợi, công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ để phát hiện và kịp thời sửa chữa, tu bổ những hư hỏng, các công trình dưới đê đồng thời chuẩn bị tốt lực lượng, vật tư. Với các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng... đang thi công dở dang, cần bố trí tiến độ thi công hợp lý, có kế hoạch bảo vệ máy móc, vật tư, con người trong mùa mưa lũ. Đối với công tác phòng, chống hạn hán, phải theo dõi nắm chắc tình hình thời tiết, khí hậu thủy văn để chủ động sẵn sàng đối phó.
Việc quản lý nguồn nước của các công trình thủy lợi phải chặt chẽ và khẩn trương tu sửa, nạo vét toàn bộ tuyến kênh chính, kênh cấp I, kênh nội đồng, bể hút, bể xả, các trạm bơm điện... nhằm chống rò rỉ trên kênh, đảm bảo dòng chảy, hạn chế thấp nhất sự rò rỉ, thất thoát trong quá trình dẫn nước. Các công trình thủy lợi đầu mối là hồ chứa cần dự trữ nước để đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất.
Công ty TNHH Tân Phú xây dựng kế hoạch dùng nước đảm bảo hợp lý, khoa học, đúng lịch gieo cấy và thống nhất thời gian với từng xã, thôn, bản. Trong quá trình cấp nước, đơn vị bố trí nhân công, nhân viên quản lý phối hợp tốt với từng địa phương trực tiếp dẫn nước vào các tuyến kênh theo lịch đề ra và có các biện pháp kiên quyết ngăn ngừa, xử lý việc lãng phí nước, gây ô nhiễm nguồn nước, chủ động các phương án bơm, tát nước khi có hạn xảy ra.
Các xã, thị trấn cần kiểm tra toàn bộ diện tích gieo cấy, nguồn nước tưới để gieo cấy hết diện tích cũng như đề xuất chuyển đổi cây trồng thích hợp đối với những diện tích có khả năng bị hạn không thể khắc phục được. Chủ động xây dựng các giải pháp, nhiệm vụ ứng phó cụ thể sẽ giúp huyện Trấn Yên hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nguyễn Thơm