Cầu nối tín dụng cho người nghèo Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/5/2018 | 10:55:00 AM

YBĐT - Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn quyết tâm hướng tới - đây là lời khẳng định của ông Đinh Công Thái - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Chấn.

Nhờ đồng vốn chính sách, nhiều hộ dân ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã đầu tư chăn nuôi vươn lên thoát nghèo.
Nhờ đồng vốn chính sách, nhiều hộ dân ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã đầu tư chăn nuôi vươn lên thoát nghèo.

Để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên với mục tiêu tín dụng không chỉ bảo đảm thu hồi lại vốn mà đồng vốn xuất ra phải đúng người, đúng mục đích, trở thành "bàn đạp” tiếp sức cho người thụ hưởng vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
 
Hàng năm, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị (HĐQT) của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện luôn quan tâm củng cố, kiện toàn các thành viên bảo đảm đủ thành phần, cơ cấu, số lượng. Đồng thời, mỗi thành viên trong Ban đại diện luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng thôn trong việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và rà soát, bình xét đối tượng vay vốn một cách công khai, minh bạch.

Có thể nói, việc nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách là đòn bẩy tốt nhất để giúp người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo. Hàng tháng, đi đôi với việc tổ chức tốt công tác giao dịch lưu động ở các xã, thị trấn theo đúng định kỳ, Ngân hàng luôn quan tâm, chủ động mọi thời gian đi cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình thủ tục vay vốn cũng như sử dụng đồng vốn vay bảo đảm theo chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương và phù hợp với nguyện vọng người dân.

Từ đầu năm 2017 đến nay, huyện đã tổ chức trên 475 buổi họp tuyên truyền tín dụng chính sách cho nhân dân về các nhiệm vụ trong hợp đồng ủy thác; văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của NHCSXH, kế hoạch giao, quyền lợi nghĩa vụ của người vay và quy trình vay vốn... 

Công tác kiểm tra, giám sát của thành viên Ban đại diện HĐQT tại huyện đã kiểm tra 47 thôn, 58 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), 90 hộ vay vốn; thành viên Ban đại diện HĐQT tại xã kiểm tra 124 thôn, 150 tổ TK&VV, 247 hộ vay vốn.
 
Trong đó, Hội Nông dân kiểm tra 28 lượt xã, 35 lượt tổ TK&VV, 47 lượt hộ vay vốn; Hội Phụ nữ kiểm tra 31 lượt xã, 48 lượt tổ TK&VV, 56 lượt hộ vay vốn; Hội Cựu chiến binh kiểm tra 22 lượt xã, 32 lượt tổ TK&VV, 40 lượt hộ vay vốn..., 100% tổ TK&VV đã được kiểm tra, trên 19.300 hộ vay vốn được kiểm tra đối chiếu hồ sơ và mục đích sử dụng. Qua đó, phát hiện một số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích tại các xã: Sơn Thịnh, Nghĩa Tâm, Phù Nham, Gia Hội... 

Trong năm, Phòng còn phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức được trên 16 lớp tập huấn nghiệp vụ cho gần 1.500 lượt cán bộ là ban xóa đói giảm nghèo, các tổ chức chính trị xã hội, trưởng thôn, bản, ban quản lý tổ TK&VV...

Nhờ tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đối với hoạt động tín dụng chính sách; trách nhiệm các thành viên Ban đại diện trong công tác chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản đã phát huy sức mạnh tổng hợp, qua đó hiệu quả tín dụng chính sách của huyện đã được nâng lên rõ rệt qua từng năm. Hiện nay, tổng dư nợ đạt trên 478,3 tỷ đồng, tăng hơn 28 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 87,4 tỷ đồng so với năm 2016. 

Đặc biệt, từ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ý thức, nhận thức của người vay vốn được nâng lên, doanh thu nợ có bước tăng trưởng khá, nợ quá hạn đến nay đã giảm chỉ còn 273 triệu đồng; đã có 24/31 xã không còn nợ quá hạn.
 
Theo thống kê năm 2017, vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp nhân dân mua trên 2.850 con trâu, bò; trồng trên 500 ha rừng, cây ăn quả, trên 150 ha chè; mua trên 100 máy nông nghiệp; xây được trên 2.060 công trình các loại..., góp phần giảm trên 2.490 hộ nghèo.

Theo ông Đinh Công Thái, để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trong thời gian tới, đi đôi với việc thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn phân tích các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ trong hạn nhưng không có hiệu quả... để đôn đốc thu hồi vốn.
 
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quản lý, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo rà soát, bình xét đối tượng vay vốn, kịp thời phát hiện, uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý những trường hợp vi phạm để bảo đảm nguồn vốn chính sách đến đúng người, đúng mục đích với quyết tâm, hết năm 2018, tổng nguồn vốn đạt trên 507,24 tỷ đồng trở lên, tổng dư nợ đạt 506,44 tỷ đồng trở lên, tốc độ tăng trưởng đạt 9% trở lên.

A Mua

Các tin khác
Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn kiểm tra cây giống cho trồng rừng năm 2018. (Ảnh: Thanh Phúc)

YBĐT - Tỉnh Yên Bái có diện tích rừng rộng lớn với trên 430.000 ha với nhiều khu rừng giàu tài nguyên song do đặc thù khí hậu khô hanh, các huyện, thị phía Tây thường hay có gió Lào thổi khiến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và quản lý bảo vệ rừng (BVR) gặp nhiều khó khăn.

Giá lợn hơi tăng mạnh trên 40.000 đồng/kg. (Ảnh minh họa)

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm đã tăng 0,55% so với tháng trước và là mức tăng cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Thôn Thiên Tuế, xã Thượng Bằng La là địa phương đầu tiên của huyện Văn Chấn có 5 hộ trồng 6,4 ha cam theo chuẩn VietGAP từ năm 2015.

YBĐT -. Theo Quy hoạch phát triển vùng cam Văn Chấn giai đoạn 2016 - 2020,  huyện phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng mới 1.400 ha, tái canh 500 ha , thâm canh 500 ha, ứng dụng công nghệ tưới hiện đại 100 ha, 2.000 ha vườn sản xuất hàng hóa theo chuẩn VietGAP. 

Chế biến gỗ rừng trồng ở thị trấn Mậu A. Ảnh MQ

YBĐT - Để phân bổ kịp thời nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh năm 2018, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, UBND huyện Văn Yên xây dựng kế hoạch phân bổ vốn với tổng kinh phí 5.070 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục