Mô hình trồng bí lấy hạt của tuổi trẻ Phù Nham

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/6/2018 | 8:04:13 AM

YBĐT - Những năm gần đây, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Phù Nham, huyện Văn Chấn đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần so với trồng lúa.

Mô hình trồng bí lấy hạt được nhiều ĐVTN xã Phù Nham tham gia.
Mô hình trồng bí lấy hạt được nhiều ĐVTN xã Phù Nham tham gia.

Anh Hà Văn Mận ở thôn Bản Khộn có 1 mẫu đất để trồng lúa, ngô, song năng suất, hiệu quả  kinh tế mang lại không cao. Nhận thấy mô hình trồng bí đỏ lấy hạt mang lại hiệu quả kinh tế, anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia.
 
Anh Mận cho biết: "Những ngày đầu tiên tham gia mô hình, chúng tôi được công ty cung cấp hạt giống, cung ứng trước vật tư, được hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Đến nay, nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật, 1 mẫu bí đỏ lấy hạt của tôi luôn phát triển tốt và một năm 2 vụ, trừ chi phí còn thu về 150 triệu đồng”.
 
Cũng như anh Mận, chị Lò Thị Hồng cùng thôn cũng chuyển đổi 900 m2 đất trồng ngô sang trồng giống bí đỏ lấy hạt. Năm ngoái, chị nuôi thêm lợn. Bí đỏ sau khi tách lấy hạt, thịt  bí được chị ủ men vi sinh làm thức ăn cho lợn.
 
Chị Hồng cho hay: "Thịt bí sau mỗi vụ thu hạt sẽ được cho vào thùng, ủ men vi sinh rồi đạy kín làm thức ăn cho lợn. Loại thức ăn này có thể dự trữ được 2 tháng và lại có lượng chất vì lượng đường cao gấp nhiều lần so với ngô, sắn. Ngoài ra, khi bí ra ngọn, gia đình tôi còn cắt ngọn bán, cũng thêm được chút thu nhập”.

Thấy rõ hiệu quả kinh tế từ mô hình đem lại, từ năm 2012, Đoàn xã Phù Nham đã vận động ĐVTN trong xã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng giống bí lấy hạt. Hộ ít thì 1 đến 2 sào, hộ nhiều thì cả mẫu. Hiện, toàn xã có hơn 7 ha đất trồng bí lấy hạt với hơn 20 hộ ĐVTN tham gia.
 
Anh Hà Quang Hành - Bí thư Đoàn xã Phù Nham cho biết: "Trồng bí lấy hạt vốn có mặt ở địa phương từ năm 2007 nhưng phải đến năm 2012 mới phát triển thành mô hình với 8 hộ ĐVTN tham gia, diện tích hơn 2 ha. Sau khi tham gia mô hình, chúng tôi ký kết hợp đồng với Công ty hạt giống Tân Lộc Phát có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh thu mua hạt bí. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đòi hỏi người trồng phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định đề ra để đem lại hạt giống tốt nhất”.
 
Theo những người trồng bí đỏ lấy hạt ở Phù Nham, giống bí này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương. Đây là giống cây khỏe, ít sâu bệnh và dễ chăm bón nhưng người trồng cần áp dụng kỹ thuật sản xuất theo 1 chu trình khép kín, đảm bảo đúng yêu cầu của Công ty từ khâu làm bầu cho đến khi thu hoạch.
 
Trong đó, đặc biệt bám sát quá trình sinh trưởng của hoa cái để thuận lợi cho việc thụ phấn. Thời gian thụ phấn phù hợp nhất trong ngày từ 5 - 10 giờ để tránh tình trạng hạt lép, cây tăng trưởng không đều. Sau 80 ngày kể từ ngày xuống giống là thời gian thu hoạch quả.
 
Quả bí sau thu hoạch để ở nơi thoáng mát từ 7 - 10 ngày, sau đó được tách lấy hạt. Hạt bí được phơi dưới nắng nhưng không quá gắt 1 - 3 ngày tùy vào tình hình thời tiết rồi mới phân loại, đóng bao để đưa về Công ty. Hạt bí được xuất bán phải đảm bảo về độ nảy mầm, độ ẩm, độ thuần theo đúng tiêu chuẩn Công ty đưa ra. Nếu đảm bảo sẽ cho lãi khoảng 15 triệu đồng/sào/năm, cao gấp 5 lần so với trồng lúa.

Việc lựa chọn trồng bí lấy hạt thay thế cho những cây truyền thống đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân Phù Nham, đặc biệt là lực lượng ĐVTN còn đang thiếu việc làm, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.

Hoài Anh

Các tin khác
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ đạt 2,75 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ trong 5 tháng qua đạt 2,75 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, còn nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,71 tỷ USD...

Toàn cảnh cầu Bách Lẫm.

YBĐT - Công trình cầu Bách Lẫm có điểm đầu gắn với ngã tư Cao Lanh,đầu đại lộ Nguyễn Thái Học thuộc phường Yên Ninh, điểm cuối giao cắt với quốc lộ 32C (lý trình Km92+987,24m) tại khu vực UBND xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái. 

Nhiều hộ dân ở Yên Thái đã vươn lên làm giàu nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm.

YBĐT - Hai năm trở lại đây, nhiều nông dân xã Yên Thái, huyện Văn Yên đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm. Với giá bán trung bình 100.000 đồng/kg kén, hộ nuôi ít cũng cho thu 5 triệu đồng/tháng.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có Chỉ thị tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục