Xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam và Châu Á

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/6/2018 | 2:50:17 PM

Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 có tổng mức đầu tư lên tới 9.100 tỷ đồng chuẩn bị được khởi công xây dựng tại tỉnh Tây Ninh vào ngày 23/6 tới đây. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam và châu Á.

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 8 diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/6/2018 tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và đối tác là Công ty TNHH B.Grimm Power Public (Thái Lan) đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.

Theo nội dung thỏa thuận, Công ty TNHH B. Grimm Power Public và Công ty TNHH Xuân Cầu sẽ cùng hợp tác trong việc đầu tư xây dựng nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 tại các huyện Dương Minh Châu và Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với tổng mức đầu tư lên tới 9.100 tỷ đồng. Đây là giai đoạn đầu tiên của một tổ hợp Điện mặt trời mà Công ty TNHH Xuân Cầu đã được Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2011-2020.

Dự án Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 có tổng công suất lắp đặt 350 Mwac (420 MWdc) được xây dựng trên vùng đất bán ngập Hồ Dầu Tiếng dự kiến vận hành vào năm 2019. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tổng công suất dự kiến của toàn dự án là 2.000 MW, trong đó nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 có công suất 150 MW sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2018; nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 2 có công suất 200 MW sẽ vận hành trong năm 2019; nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 3 có công suất 150 MW sẽ vận hành trong giai đoạn 2021-2025; các nhà máy Điện mặt trời tiếp theo với quy mô tổng công suất 1.500 MW, đưa vào vận hành sau năm 2025. Có thể nói, tính tới thời điểm hiện tại, đây là dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam và châu Á.

Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 được sử dụng công nghệ điện mặt trời quang điện (công nghệ PV) với các thiết bị mới nhất và hiện đại nhất đang áp dụng trên thế giới. Hai nhà máy này có trạm biến áp công suất trạm nâng áp dự kiến là 500 MVA (2x250), đấu nối lên lưới 220 KV Bình Long - Tây Ninh. Sau khi đi vào hoạt động, tổng công suất phát điện của 2 nhà máy này là 648,843 MWh/năm với thời hạn hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn điện lực Việt Nam dự kiến là 20 năm.

Với ưu điểm sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện năng, không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường, nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 là dự án phù hợp với chủ trương của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển kinh tế- xã hội gắn với bảo vệ môi trường.

Theo ông Đào Trọng Khanh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuân Cầu: "Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH Xuân Cầu và Công ty TNHH B.Grimm Power Public vừa ký kết sẽ phát huy năng lực và thế mạnh nhất của các bên, tạo ra nguồn lực mạnh mẽ cho việc đầu tư xây dựng nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 cũng như các nhà máy năng lượng tái tạo của chúng tôi tại Việt Nam trong tương lai”.

Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và 2 được xây dựng tại khu vực có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn, có các lợi thế về điều kiện tự nhiên cùng với khả năng đấu nối lưới điện, đường giao thông và hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất tại địa phương thuận lợi là các yếu tố quan trọng để dự án khả thi và đạt hiệu quả cao. Dự án Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần cung cấp một lượng điện năng đáng kể cho khu vực luôn bị thiếu điện và là khu vực phát triển mạnh mẽ cần năng lượng. Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương và góp phần vào chính sách phát triển chung của tỉnh Tây Ninh.

Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và 2 sẽ được khởi công xây dựng tại tỉnh Tây Ninh vào ngày 23/6/2018.
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) vừa cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng tại 27/79 trạm thu giá trên các tuyến quốc lộ, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Kỳ họp Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF 6) sẽ xem xét, phê chuẩn các định hướng giải pháp cho các vấn đề môi trường toàn cầu giai đoạn 2018 - 2022.

Mô hình trồng bí lấy hạt được nhiều ĐVTN xã Phù Nham tham gia.

YBĐT - Những năm gần đây, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Phù Nham, huyện Văn Chấn đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần so với trồng lúa.

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ đạt 2,75 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ trong 5 tháng qua đạt 2,75 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, còn nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,71 tỷ USD...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục