Ngành thuế Yên Bái chia sẻ cùng doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/8/2018 | 1:47:00 PM

YBĐT - Nhằm kịp thời động viên, chia sẻ khó khăn với người nộp thuế, đồng thời, giúp các doanh nghiệp dần ổn định sản xuất kinh doanh, vừa qua, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh đã đến các doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ để thăm hỏi, động viên và nắm bắt tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh thăm và tặng quà Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bái.
Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh thăm và tặng quà Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bái.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, một số địa phương đã bị thiệt hại nặng là huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải... 

Tại những địa phương này, ngoài thiệt hại người và tài sản của Nhà nước và nhân dân, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở đây cũng bị thiệt hại nặng, đặc biệt là các dự án thủy điện trên địa bàn. Theo thống kê sơ bộ, có nhiều doanh nghiệp mức độ thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng như Công ty cổ phần Thủy điện Văn Chấn; Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển điện Trường Thành; Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái...

Có mặt tại các doanh nghiệp mới thấy mức độ thiệt hại về cơ sở vật chất, về tài sản do thiên tai là hết sức nặng nề. Cụ thể như thủy điện Văn Chấn bị đất đá vùi lấp lòng hồ, cửa nhận nước, hệ thống ống dẫn nước, sạt lở đường vào nhà máy với khoảng 220.000 m3 đất đá, dự kiến phải tạm dừng phát điện khoảng 4 tháng, ước tính thiệt hại khoảng gần 400 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển điện Trường Thành bị thiệt hại tại 2 thủy điện là Thủy điện Ngòi Hút bị sạt lở ta - luy âm, chia cắt đường vào nhà máy, hư hỏng nhiều thiết bị, dự kiến 2 tháng mới khắc phục xong đường vào nhà máy; thủy điện Pá Hu nước lũ làm xói đê quây, sạt trượt đường thi công... tổng thiệt hại ước tính gần 100 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thủy điện Trạm Tấu bị sạt lở đất đẩy bùn vào lòng hồ làm hư hỏng hệ thống làm mát, hỏng 1,2 km đường và sạt 4 điểm tại khu nhà máy, dự kiến dừng phát điện 2 tháng để sửa chữa, ước tính thiệt hại khoảng 26 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bái có 2 nhà máy bị thiệt hại là Thủy điện Hát Lừu, sạt lở đất đầu nguồn đẩy vào lòng hồ khoảng 30.000 m3, ước thiệt hại khoảng 15 tỷ đồng; thủy điện Phình Hồ, sạt lở hai bên cầu ngầm qua suối giá trị thiệt hại khoảng 100 triệu đồng; Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái bị thiệt hại 3 công trình thủy điện đang đầu tư, thi công tại huyện Văn Yên khoảng 10 tỷ đồng bao gồm: thủy điện Đồng Sung 5,8 tỷ đồng; thủy điện Thác Cá 1 là  1,5 tỷ đồng; thủy điện Thác Cá 2 là 2,8 tỷ đồng...

Sau khi nghe các doanh nghiệp báo cáo về tình hình thiệt hại và các phương án khắc phục, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh đã chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp đã gặp phải. Đồng thời, mong muốn các doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, đảm bảo thông tin liên lạc và đời sống cho công nhân và người lao động, truớc tiên là đảm bảo giao thông thông suốt và an ninh an toàn cho nhà máy.
 
Các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Cục Thuế và chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố nơi quản lý doanh nghiệp bị thiệt hại cần hướng dẫn doanh nghiệp những thủ tục về miễn, giảm, gia hạn đối với số thuế phát sinh theo đúng luật định.

Quang Thiều

Các tin khác
Cơ sở chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Thành Phát với 300 con lợn nái ngoại và trên 4.000 con lợn thịt.

YBĐT - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gắn với tiến trình đô thị hóa đang ngày càng phát triển tại các xã ven đô của thành phố Yên Bái.

Theo Moody’s, Việt Nam vẫn đang nắm giữ lợi thế so sánh trong xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động như dệt may.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa đưa ra dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam. Theo đó, từ mức B1, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam được Moody’s nâng lên mức Ba3, kèm với triển vọng điều chỉnh từ "tích cực” sang "ổn định”.

Nhiều mặt hàng Trung Quốc đội lốt hàng 'Made in Vietnam' để tuồn vào thị trường trong nước.(Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, với lợi thế cạnh tranh về giá, hàng Trung Quốc có thể gây sức ép đến thị trường Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục