Tân Phượng giữ rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/10/2018 | 7:58:32 AM

YBĐT - Những năm qua, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên đã có thành lập các nhóm quản lý, bảo vệ rừng đồng thời, tăng cường tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm.

Kiểm lâm huyện Lục Yên hướng dẫn người dân xã Tân Phượng kỹ thuật phát dọn nương rẫy.
Kiểm lâm huyện Lục Yên hướng dẫn người dân xã Tân Phượng kỹ thuật phát dọn nương rẫy.


Tân Phượng là xã vùng cao của huyện Lục Yên có diện tích rừng trên 2.500 ha; trong đó, rừng tự nhiên phòng hộ trên 1.400 ha, rừng tự nhiên sản xuất 1.121 ha. Rừng Tân Phượng có độ đa dạng sinh học lớn nhất huyện, với những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở đây lại gặp rất nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, nhiều diện tích chủ yếu rừng núi đá nên công tác tuần tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Tân Phượng là địa bàn giáp ranh nhiều xã thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang nên một số hộ dân vùng lân cận vẫn thường xuyên vào rừng khai thác, chặt phá.

Theo ông Triệu Văn Lý - Chủ tịch UBND xã Tân Phượng: cùng với việc vận động nhân dân không đốt nương làm rẫy, không chặt phá, khai thác lâm sản trái phép, địa phương thành lập và duy trì 8 nhóm giao khoán bảo vệ rừng; trong đó, 3 nhóm gồm 64 thành viên làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, 5 nhóm gồm 48 thành viên bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất. 

Các nhóm này thường xuyên tổ chức họp, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ và tổ chức các buổi tuần tra, kiểm tra trên khu vực rừng được giao khoán. 

Ông Bàn Trung Kiên - Trưởng nhóm Bảo vệ rừng thôn Bó Mi 1 cho biết: "Nhóm có 38 thành viên, phụ trách bảo vệ trên 279 ha rừng. Hàng tuần, nhóm phân công các tổ gồm 6 - 7 người tuần tra trên địa bàn phụ trách. Ngoài ra, khi phát hiện có dấu hiệu hay nguồn tin báo khai thác lâm sản trái phép, nhóm tổ chức phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn để kiểm tra, xử lý”. 

Cùng đó, Tân Phượng thường xuyên phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng tại gốc để hạn chế thấp nhất tình trạng khai thác lâm sản trái phép; tiến hành nghiệm thu chất lượng bảo vệ rừng của các hộ dân, nhóm hộ bảo vệ đạt chất lượng tốt mới chi trả tiền công theo quy định. Qua đó, chất lượng rừng được giao khoán, bảo vệ đã được nâng lên rõ rệt, trách nhiệm người dân được nhận bảo vệ rừng tốt hơn.

Theo UBND xã Tân Phượng, trong 8 tháng của năm 2018, các nhóm giao khoán bảo vệ rừng đã thực hiện 110 lượt kiểm tra với 513 ngày công. Qua kiểm tra, các lực lượng đã phát hiện 24 vụ phát rừng làm nương rẫy trái phép, 8 vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Ngoài ra, nhân dân cũng đã trồng mới 95,76 ha rừng, đạt 239% kế hoạch. 

Ông Triệu Văn Lý - Chủ tịch UBND xã Tân Phượng cho biết thêm: "Hiện nay, diện tích rừng giao khoán cơ bản được bảo vệ tốt, không bị tàn phá. Các chủ rừng, người dân có ý thức, trách nhiệm và tham gia tích cực hơn vào quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. 

Nhờ làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng mà người dân Tân Phượng đã có thêm thu nhập, giảm nghèo và ổn định đời sống. Cũng theo UBND xã, năm 2017, toàn xã đã thực hiện chi trả tiền giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân với số tiền gần 300 triệu đồng. 

Thời gian tới, để làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, xã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền; thành lập các nhóm quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường tuần tra, kiểm soát và tích cực phát triển rừng sản xuất bằng các cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế...

Hùng Cường

Các tin khác
Hết tháng 10/2018, xuất khẩu có thể đạt 200 tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/10, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 189,604 tỷ USD, hết tháng, con số này có thể đạt 200 tỷ USD.

Dự kiến, 613 triệu USD vốn tài trợ ODA của ADB đầu tư cho 7 dự án trong năm 2018. Trong đó có 3 dự án đã được Thủ tướng phê duyệt đầu tư, 3 dự án đang được trình xem xét phê duyệt.

Thép tấm mạ/tráng thiếc có nguy cơ bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sau ngày 3/2/2019 nếu vẫn tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu mạnh.

Thép Việt Nam sẽ có nguy cơ bị áp dụng hạn ngạch khi EC quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sau ngày 3/2/2019.

Người dân thôn Vàng Ngần làm cầu tạm trên tuyến đường đến trung tâm xã.

YBĐT - Hiện tại, công tác khắc phục giao thông vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Tuyến đường liên xã từ xã Phù Nham lên trung tâm xã Suối Quyền dài 6 km hư hỏng nặng, với 5 điểm đã tạm khắc phục sạt lở nhưng đi lại vẫn rất khó khăn. Các tuyến đường liên thôn bị hư hỏng, sạt lở 28 km với 37 điểm sạt lở khoảng 53.000 m3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục