Những giải pháp làm chủ công nghệ ở Nhà máy Z183

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/12/2018 | 8:06:26 AM

YBĐT - Thành công của giải pháp đã bước đầu khẳng định việc làm chủ công nghệ của cán bộ, Công ty TNHH MTV Cơ khí 83 khi không phải nhập ngoại thiết bị, giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp với mô hình sản xuất vừa và nhỏ...

Lãnh đạo Nhà máy cùng nhóm tác giả kiểm tra quy trình hoạt động của giải pháp tổ hợp sấy tự động.
Lãnh đạo Nhà máy cùng nhóm tác giả kiểm tra quy trình hoạt động của giải pháp tổ hợp sấy tự động.

Với việc chế tạo thành công hệ thống sấy tự động sản phẩm sơn tĩnh điện của nhóm tác giả: Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Xuân Định, Nguyễn Duy Tuấn tại Nhà máy Z183 thuộc Công ty TNHH MTV Cơ khí 83, huyện Trấn Yên, sản phẩm hộp sắt quân đội xuất khẩu sang châu Âu không những đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe mà còn giảm chi phí, giảm tiêu hao nguyên liệu và đảm bảo 100% hiệu suất làm việc.


Sản phẩm sơn tĩnh điện của Nhà máy hiện nay là sản phẩm hộp sắt quân đội xuất khẩu sang châu Âu có những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt như: cấp độ bóng sau khi sơn nhỏ hơn hoặc bằng 4; chiều dày sơn từ 0,05 - 0,1 mm; đồng đều màu giữa các sản phẩm; sản phẩm phải được sấy trước khi sơn ở nhiệt độ 160 - 170 độ C, thời gian giữa nhiệt 25-30 phút và được kiểm tra 100% bề mặt phốt - phát trước khi chuyển chặng sơn; nhiệt độ sấy sau khi sơn là 195 - 200 độ C trong thời gian 30 phút... 

Có thể thấy, đây là những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao. Để sản xuất ra sản phẩm này, thực tế hiện nay có 2 công nghệ, đó là: sơn sấy tự động và sơn sấy thủ công sử dụng các loại lò hộp. Mỗi công nghệ này đều có những ưu, khuyết điểm riêng. 

Anh Nguyễn Văn Thảo - tác giả giải pháp cho biết: "Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu các công nghệ sơn sấy trên thị trường, chúng tôi nhận ra rằng, không thể áp dụng công nghệ tự động vào Nhà máy, bởi số lượng sản phẩm một ngày của nhà máy nhỏ, phải đầu tư xây dựng nhà xưởng lớn, chi phí đầu tư cho dây chuyền và nhà xưởng mới là rất lớn". 

"Và cũng không thể áp dụng công nghệ thủ công được, bởi đây là sản phẩm xuất khẩu cho khối châu Âu yêu cầu rất nghiêm ngặt về kỹ thuật trong khi sử dụng công nghệ này chất lượng và yêu cầu kỹ thuật phụ thuộc vào trình độ của từng công nhân vận hành, tiêu hao nguyên liệu cao. Bởi vậy, nhóm chúng tôi đã đưa ra giải pháp, đó là, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến đang được áp dụng tại các công ty lớn, sau đó tách và thu gọn dây chuyền sấy tự động thành tổ hợp 2 tủ sấy tự động trước và sau sơn" - anh Thảo nói.

Theo đó, giải pháp là sự kết hợp giữa các kỹ thuật tiên tiến của dây chuyền tự động hiện đại với mô hình sản xuất, điều kiện thực tế tại đơn vị dựa trên cơ sở kế thừa, chắt lọc các ưu điểm của công nghệ mới. 

Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn tính toán, thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí, hệ thống gia nhiệt, hệ thống điện điều khiển, viết chương trình điều khiển hệ thống gia nhiệt...; thay thế các đầu gia nhiệt, hệ thống van ga tự động, các đầu phun ga bằng các bếp ga công nghiệp được điều khiển bằng các van điện từ và cảm biến đo nhiệt độ điều khiển quá trình tăng giảm nhiệt độ của lò.

Cùng đó là cải tiến hệ thống gia nhiệt và công nghệ nhiệt bằng cách bố trí các điểm gia nhiệt kết hợp với công nghệ xích treo nhiều vòng; từ đó, giảm được kích thước chiều dài lò từ 60 m xuống còn 6 m mà vẫn đảm bảo các đặc tính kỹ thuật của thiết bị. Giải pháp hiện đang được áp dụng tại 2 hệ thống của Công ty đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm xuất khẩu. 

Với quy mô sản xuất thực tế của Nhà máy hiện đang là 350 kg sản phẩm/8 giờ thì hiệu suất làm việc của tổ hợp sấy tự động đạt 100% với đơn giá  4.325 đồng/kg sản phẩm. Trong 2 năm 2017 - 2018 ứng dụng giải pháp, số lượng các loại hộp sắt quân sự xuất khẩu đạt trên 1 triệu sản phẩm.

Thành công của giải pháp đã bước đầu khẳng định việc làm chủ công nghệ của cán bộ, Công ty TNHH MTV Cơ khí 83 khi không phải nhập ngoại thiết bị, giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp với mô hình sản xuất vừa và nhỏ, không liên tục mà năng suất và chất lượng sản phẩm vẫn được nâng cao. 

H.A

Các tin khác

YBĐT - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2018 đạt trên 175 tỷ đồng, tăng 3,2% so với Nghị quyết HĐND huyện, tăng 1,4% so với dự toán tỉnh giao.

Trạm thu phí Phả Lại (Km23+890) trên Quốc lộ 18 sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0h ngày 24/12.

Trạm thu phí Phả Lại QL18 sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 00h ngày 24/12 để hoàn vốn cho dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến của dự án khoảng 16 năm 3 tháng 2 ngày.

Niên vụ 2017 - 2018, mô hình “Nhân rộng giống sắn mới năng suất cao BK, giai đoạn 2017 - 2019” cho kết quả tốt.

YBĐT - Niên vụ 2017 - 2018, UBND huyện Văn Yên giao cho Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái, trực tiếp là Nhà máy Sắn Văn Yên thực hiện mô hình "Nhân rộng giống sắn mới năng suất cao BK, giai đoạn 2017 - 2019”. 

Công nhân HTX Quế hồi Việt Nam bào vỏ quế.

YBĐT - Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Quế hồi Việt Nam (xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên) đã xây dựng được quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Mỹ, EU, Nhật Bản.. với giá trị kinh tế cao, đồng thời tiêu thụ được toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các hộ trồng quế trên địa bàn với giá ổn định, cao hơn ngoài thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục