Yên Bái: Tái cơ cấu - phát huy tối đa lợi thế nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/12/2018 | 8:10:37 AM

YBĐT - Với định hướng căn bản là chuyển mạnh từ phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, cơ cấu của ngành đã được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường.  

Nếp Tú Lệ nằm trong nhóm sản phẩm đặc sản.
Nếp Tú Lệ nằm trong nhóm sản phẩm đặc sản.

Với quan điểm thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (TCCNN) theo hướng chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu, sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao theo yêu cầu của thị trường; phát huy hiệu quả lợi thế đa dạng các vùng sinh thái của tỉnh để phát triển các vùng hàng hóa tập trung đi đôi với phát triển các sản phẩm đặc sản nhằm nâng cao giá trị, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, Nghị quyết 11 của HĐND tỉnh ban hành tại Kỳ họp thứ 10 đã xác định rất rõ những mục tiêu, định hướng cụ thể trong thực hiện TCCNN gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tỉnh Yên Bái đến năm 2020. 

Mục tiêu được tỉnh đặt ra là phát triển nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với XDNTM. Phát triển mạnh các sản phẩm hàng hóa chủ lực theo vùng tập trung đi đôi với sản xuất các sản phẩm đặc sản bản địa của từng địa phương. Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm nông nghiệp, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. 

Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2020 phát triển nhóm sản phẩm đặc sản như: nếp Tú Lệ phấn đấu đạt giá trị trên 2,9 tỷ đồng/năm; bưởi Đại Minh diện tích 500 ha, giá trị 60 tỷ đồng/năm; cam sành Lục Yên, sản lượng 4 nghìn tấn/năm, giá trị 30 tỷ đồng. 

Vùng chè Shan hữu cơ, chủ trương phát triển tập trung ở các xã: Suối Giàng, Sùng Đô, Nậm Mười, huyện Văn Chấn và xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu với diện tích 1.100 ha, giá trị đạt 40 tỷ đồng. Quế sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ và cây dược liệu, phấn đấu đạt tổng giá trị sản phẩm trên 60 tỷ đồng. 

Đặc sản lợn bản địa Yên Bái, vịt bầu Lâm Thượng, số lượng trên 100.000 con, giá trị đạt trên 150 tỷ đồng. Định hướng phát triển vùng cây dược liệu 5.000 ha theo phương thức trồng, khai thác có hiệu quả, bền vững các loại cây dược liệu dưới tán rừng ở vùng cao; xây dựng vùng cây dược liệu tập trung tại vùng thấp gắn với doanh nghiệp chế biến. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một sản phẩm hàng hóa đặc trưng và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương.

Nghị quyết số 11 của HĐND tỉnh đã xác định rõ mục tiêu trong phát triển nông nghiệp bền vững gắn với XDNTM. Đó là việc quy hoạch theo vùng sản xuất và quy hoạch theo sản phẩm. Nhiệm vụ đến năm 2020, xây dựng vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao đạt 2.500 ha, tập trung tại 3 cánh đồng lớn là Mường Lò (Nghĩa Lộ - Văn Chấn), Đại - Phú - An - Đông Cuông (Văn Yên) và cánh đồng Mường Lai - Vĩnh Lạc (Lục Yên). Vùng chuyên canh ngô 12.500 ha chủ yếu ở huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Vùng cây ăn quả 4.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Văn Chấn 2.500 ha, 2.000 ha ở các huyện: Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên. Phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm 1.000 ha tại huyện Trấn Yên, Văn Yên. Vùng sản xuất rau an toàn diện tích 100 ha tập trung ở thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ. Vùng quế quy mô 78.000 ha; vùng tre măng Bát độ 6.600 ha; mở rộng diện tích cây sơn tra dưới tán rừng phòng hộ, quy mô trên 10.000 ha tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, đạt giá trị 75 tỷ đồng. 

Tỉnh cũng xác định rõ vùng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại quy mô lớn tại các địa bàn trọng điểm; vùng phát triển chuyên canh nuôi trồng thủy sản 700 ha… Định hướng phát triển mạnh các sản phẩm hàng hóa chủ lực theo vùng tập trung đi đôi với sản xuất các đặc sản bản địa trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế nông nghiệp của tỉnh gắn với XDNTM.  

Theo đó, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất tập trung, quy mô lớn; liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế hộ cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản và dịch vụ ở nông thôn. 

Thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng, chứng nhận chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Khuyến khích cơ sở chế biến sử dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giới thiệu quảng bá sản phẩm của tỉnh gắn liền với văn hóa và du lịch sinh thái của địa phương. 

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm; gắn hoạt động kinh tế của mỗi làng nghề với dịch vụ du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống. Thu hút các nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mô hình nòng cốt liên kết chuỗi giá trị, có thị trường ổn định, từng bước mở rộng phạm vi, quy mô các chuỗi liên kết một cách hiệu quả, bền vững theo từng ngành hàng chủ lực. 

Cùng đó, chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt chuẩn để tiếp tục phấn đấu xã đạt chuẩn NTM nâng cao, giai đoạn 2018 - 2020 với định hướng căn bản là chuyển mạnh từ phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, cơ cấu của ngành đã được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. 

Trong đó, tái cơ cấu nông nghiệp chính là đòn bẩy quan trọng tạo ra những chuyển biến cho toàn ngành. Năm 2018, tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh ước đạt trên 3.912 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2017. 

Cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21,9% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Yên Bái là tỉnh đứng thứ 7 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Để thực hiện nhiệm vụ TCCNN và XDNTM đến năm 2020, tỉnh chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện các chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng giảm dần hỗ trợ trực tiếp, tăng cường hỗ trợ thông qua các chính sách về tín dụng, đất đai, miễn, giảm thuế; thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

Nghiên cứu bổ sung chính sách phát triển vùng rừng trồng gỗ lớn; trồng dâu, nuôi tằm; hỗ trợ chứng nhận chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý và xúc tiến thương mại; hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm... Huy động tối đa và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, dự kiến trên 4.000 tỷ đồng cho thực hiện nhiệm vụ TCCNN và XDNTM đến năm 2020. 

Mục tiêu cao nhất đặt ra, đó là hướng đến việc cải thiện nhanh hơn mức sống của dân cư nông thôn, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.       
                                   
Minh Thúy

Các tin khác
Chế biến gỗ rừng trồng tại HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, huyện Trấn Yên.

YBĐT - Từ khi Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 có hiệu lực, hầu hết các HTX trong tỉnh thành lập mới, tổ chức lại hoạt động theo đúng quy định của Luật. Trong đó, có 155 HTX được thành lập mới, 133 HTX tổ chức lại hoạt động. 

Nếu kiên trì với con đường đã chọn, dù bạn ngại rủi ro, hay không có ước mơ lớn, bạn vẫn có thể giàu lên.

Năm 2018, dự báo xuất khẩu đạt kỷ lục, vượt 40 tỷ USD. Với kết quả này, xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện đứng thứ 15 cường quốc xuất khẩu nông sản thế giới, xuất hiện tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Một trong những cửa hàng trực thuộc Petrolimex chuẩn bị niêm yết giá mới.

Giá xăng dầu trong nước tiếp tục đi xuống trong kỳ điều hành cuối năm 2018 và là lần giảm thứ 5 liên tiếp của mặt hàng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục