Từ ngày 10-1 sẽ chính thức thu phí BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/1/2019 | 7:59:21 AM

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi UBND hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam về việc tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm BOT cầu Thái Hà.

Ảnh chỉ có tính minh họa
Ảnh chỉ có tính minh họa

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật ký cho hay, dự án đầu tư xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình giai đoạn 1 theo hình thức BOT đã thông xe kỹ thuật từ tháng 11-2016. 

Hội đồng kiểm tra nghiệm thu cấp bộ đã chấp thuận, cho phép doanh nghiệp dự án tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào khai thác, sử dụng từ ngày 3-4-2018.

Dự án sau khi hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng đã được nhà đầu tư hoàn tất các điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định.

UBND tỉnh Thái Bình và UBND tỉnh Hà Nam đã thống nhất chủ trương việc triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho dự án tại các Văn bản 3954 ngày 25-10-2018 và Văn bản 3500 ngày 27-11-2018.

Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Văn bản 14723/BGTVT ngày 28-12-2018 thống nhất với nhà đầu tư về việc tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm BOT cầu Thái Hà.

Theo đó, nhà đầu tư sẽ tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm BOT cầu Thái Hà (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) kể từ 0h ngày 10-1-2019 để hoàn vốn đầu tư cho dự án.

Để công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đối với dự án trên đảm bảo đúng quy định pháp luật, hợp đồng dự án và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND tỉnh Thái Bình và UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới các địa phương và người dân được biết và đồng thuận nhằm đưa công trình vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả, góp phần tăng cường sự kết nối giao thông và tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn các địa phương.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị UBND hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 82 ngày 18-1-2018 về đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức BOT.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng nối hai tỉnh Thái Bình-Hà Nam khởi công cuối tháng 10-2014, tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng.

Dự án gồm phần cầu Thái Hà bắc qua sông Hồng và phần đường dẫn phía Thái Bình, Hà Nam với tổng chiều dài toàn tuyến là 5,5 km. Theo đó, điểm đầu của dự án kết nối vào tuyến nối hai cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ-Ninh Bình, thuộc địa phận xã Bắc Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Điểm cuối tuyến vượt sông Hồng, kết nối với tuyến phía Thái Bình thuộc địa phận xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Theo thiết kế, tuyến chính của dự án có chiều rộng cầu 12m, vận tốc thiết kế 100 km/h bao gồm hai làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ. Phần cầu chính gồm 46 nhịp, kết cấu phần trên gồm một dầm hộp liên tục bằng bêtông cốt thép dự ứng lực được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh kiểm tra công tác phòng chống rét cho mạ tại xã Chế Cu Nha.

YBĐT - Ngày 4/1, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh đã kiểm tra công tác phòng, chống rét cho người, cây trồng và vật nuôi, công tác quản lý, bảo vệ rừng và triển khai vụ đông xuân năm 2019 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn BOT Phú Hà, cho biết từ 0h ngày 4-1-2019 cầu Văn Lang-Ba Vì chính thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Văn Lang-Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C theo hình thức BOT.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với người dân xã Chế Cu Nha về công tác phòng chống rét cho trâu bò.

YBĐT - Sáng 4/1, tại xã Chế Cu Nha, (Mù Cang Chải), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chăn nuôi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình hỗ trợ phòng chống rét cho trâu, bò.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái giới thiệu sản phẩm quế với các doanh nghiệp Trung Quốc.

YBĐT - Theo báo cáo thống kê, dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giá so sánh năm 2018 đạt trên 18.335 tỷ đồng, vượt 0,01% kế hoạch, tăng 6,31% so với năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục